Quốc tế

Mỹ răn đe đối thủ khi F-35A đủ sức mang B61-12

Không quân Mỹ đang đạt được tiến bộ trong việc hoàn thiện khả năng mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12 cho tiêm kích tàng hình F-35A.

Những điều cần biết về xe bọc thép chở quân hiện đại của quân đội Nga - BTR-82A / Tàu Mk-VI của Mỹ sẽ là gánh nặng cho Hải quân Ukraine

Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, những cuộc thử nghiệm kiểm tra khả năng tương thích giữa B61-12 với F-35A đã hoàn thành gần đây. Những cuộc thử nghiệm đều do Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 422 và 59 đóng tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada thực hiện.

Quá trình thử nghiệm đã kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ học, điện tử, liên lạc và khả năng cắt bom giữa F-35A và B61-12. Trên F-35A, bom B61-12 thể hiện chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ với đối thủ.

My ran de doi thu khi F-35A du suc mang B61-12
Tiêm kích F-35A.

Trung tá Daniel Jackson, thuộc Bộ Chỉ huy Chiến lược Phòng không Chiến lược Mỹ nói: "Bom B61-12 là vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được sử dụng trên Máy bay có khả năng kép (DCA) như F-15E và F-16C/D.

Việc sở hữu một máy bay chiến đấu DCA thế hệ thứ năm như F-35 với B61-12 mang lại một khả năng cấp chiến lược hoàn toàn mới nhằm tăng cường sứ mệnh răn đe hạt nhân của quốc gia chúng ta".

Giới quân sự Mỹ cho rằng, việc dùng tiêm kích tàng hình F-35A thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật sẽ cho phép quân đội Mỹ chống lại các mối đe dọa hiện nay, đặc biệt là từ Nga. Loại vũ khí chính xác cao như bom B61-12 có khả năng sát thương thậm chí hơn các đầu đạn hạt nhân đã được tính đến.

Để thực hiện mục đích này, hiện nay việc nâng cấp tiêm kích để trang bị bom B61-12 đã gần như được hoàn tất. Với cặp vũ khí này sẽ mở ra triển vọng mới ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch cho lực lượng vũ trang Mỹ. Kẻ thù tiềm năng sẽ khó đối phó với tốc độ, khả năng cơ động và khả năng bay ở độ cao thấp khác nhau của F-35A.

Để thực hiện một cuộc tấn công, tiêm kích tàng hình F-35A dựa vào tốc độ cao của mình - một lợi thế không thể phủ nhận. Radar của chúng cho phép phát hiện và phá hủy các loại tên lửa chiến thuật- chiến dịch có bệ phóng di động hoặc các mục tiêu quan trọng khác trong chế độ săn tìm tự do.

 

Cùng với đó, B61-12 có cánh lái điều khiển ở phần đuôi và hệ thống dẫn đường quán tính, điều này cho phép chúng thay đổi quỹ đạo bay, nhằm hướng đến mục tiêu một cách chính xác hơn khiến đối phương không thể đối phó.

Kịch bản của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, sẽ rất khó để thực hiện được kế hoạch này khi gặp phải đối thủ có hệ thống đánh chặn đa dạng và mạnh như Nga, trong đó có S-400 - vũ khí được đánh giá đủ sức phát hiện và diệt gọn cả tiêm kích F-35A khi chúng lọt vào tầm tác chiến.

Ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc mấy tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km. Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra.

Nguồn tin cho rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 mét so với mặt đất - tính năng khiến thế mạnh bay thấp của F-35A không có ý nghĩa gì.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn cả những tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ là F-35. Vì vậy, S-400 tạo điều kiện cho Nga đạt lợi thế so với Mỹ và phương Tây khi sở hữu dàn chiến đấu cơ lớn hơn hẳn.

 

Chưa thể khẳng định tính xác thực từ những phân tích này nhưng điều đó cũng cho thấy một thực tế, dù tiêm kích tàng hình F-35A có thể mang được bom hạt nhân B61-12, nhưng sẽ không dễ dàng để người Mỹ thực hiện kế hoạch của mình bởi Nga đang sở hữu lưới lửa phòng thủ rất mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm