Quốc tế

Mỹ sai lầm khi chấm dứt Hiệp ước ABM, 'tặng' Nga hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến

Ngày 13/12/2001, Mỹ đã chấm dứt Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) được ký kết với Moskva, điều này trực tiếp giúp Nga có những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.

Xuất khẩu tên lửa Iskander chứng tỏ Nga còn vũ khí mạnh hơn gấp nhiều lần? / Nếu Iran phát triển vũ khí hạt nhân, Israel sẽ tấn công phủ đầu?

Trên tạp chí PolitExpert, chuyên gia quân sự Mikhail Khodarenok - một Đại tá nghỉ hưu từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga đã cho biết về việc Washington "giúp" Nga tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến như thế nào.

Cụ thể khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM, Moskva ngay lập tức tuyên bố rằng hành động trên sẽ không dẫn đến bất cứ điều gì tốt đẹp. Nga muốn giữ văn kiện này vì nó quan trọng đối với cả hai nước trên quan điểm an ninh và ổn định.

Khi Mỹ và Nga ký Hiệp ước ABM vào năm 1972, họ muốn bảo đảm an toàn cho các căn cứ của lực lượng hạt nhân cũng như những địa điểm quan trọng khác của thủ đô. Thỏa thuận quy định rõ các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể triển khai ở đâu, với số lượng bao nhiêu đầu đạn.

Tác giả nhận định: "Gần như ngay sau khi chấm dứt ABM, Washington đã lắp đặt các tổ hợp Aegis Ashore ở châu Âu. Bước đi trên chính là sai lầm của Mỹ, bởi nó đã trở thành động lực thực sự cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga".

Hiệp ước ABM ký năm 1972 quy định rằng cả Moskva và Washington chỉ có thể bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở hai nơi: xung quanh thủ đô của họ và trong khu vực triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Năm 1974, các bên đã soạn thảo một tài liệu bổ sung, trong đó quy định rằng không được có nhiều hơn một địa điểm liên quan: xung quanh thủ đô hoặc trong khu vực đặt ICBM. Ông Khodarenok cho biết Liên Xô quyết định bảo vệ Moskva, còn Mỹ chọn căn cứ không gian Vandenberg.

Moskva được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược A-135, bố trí dọc chu vi của thành phố. Trong trường hợp một quả đạn đến gần thủ đô, tên lửa đánh chặn tầm ngắn PRS-1 sẽ được sử dụng, vai trò phát hiện mục tiêu thuộc về radar Don-2N. Tổ hợp làm việc hoàn toàn tự động.

Tuy nhiên hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 hoạt động không hiệu quả. Nó là cố định và không thể di chuyển đến các vùng khác nhau của đất nước. Ngoài ra tên lửa đánh chặn được tích hợp một đầu đạn hạt nhân.

Chuyên gia Khodarenok cho biết, nếu sử dụng vũ khí như vậy đánh chặn một ICBM giả định đang bay về phía Moskva, một vụ nổ hạt nhân sẽ xảy ra ở thủ đô, gây hậu quả tiêu cực.

Để khắc phục nhược điểm, hệ thống A-235 Nudol sẽ phát huy hiệu quả - nó cơ động và cho phép đánh chặn vũ khí phi hạt nhân. Quân đội Nga sẽ có khả năng di chuyển tổ hợp này đến bất kỳ đâu trên đất nước.

Khi Hiệp ước ABM có hiệu lực, không thể tạo ra một vũ khí thích hợp và đặt nó ở các khu vực khác nhau của nước Nga. Tuy nhiên giờ đây hiệp ước không ràng buộc Moscow với bất cứ điều gì, nhà quan sát quân sự viết.

Aegis Ashore của Mỹ chỉ hiệu quả trong trường hợp đối diện cuộc tấn công nhỏ bằng vũ khí hạng nhẹ. Nếu một cuộc tấn công lớn bắt đầu trên toàn quốc với việc sử dụng đồng thời một số lượng lớn thiết bị, tổ hợp trên sẽ không giúp bảo đảm an toàn.

Vị chuyên gia lưu ý rằng các tên lửa siêu thanh của Liên bang Nga như Avangard - trong một cuộc tấn công giả định đã chứng minh có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Đối với Ba Lan và Romania, việc đặt Aegis Ashore trên lãnh thổ của họ có thể nguy hiểm. Nhà quan sát quân sự viết, nếu Nga và NATO xảy ra xung đột thì cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên sẽ được thực hiện vào các căn cứ có lắp đặt hệ thống chống tên lửa.

Bộ Quốc phòng Nga đã thử nghiệm thành công vũ khí cải tiến chống vệ tinh. Theo kết quả, họ đã phá hủy được vệ tinh Kosmos-1408. Chuyên gia quân sự Dmitry Kornev cho biết, với mục đích như vậy, rất có thể Nga đã sử dụng hệ thống Nudol chứng minh tính hiệu quả của nó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm