Quốc tế

Số lượng oanh tạc cơ B-52 sẵn sàng chiến đấu của Mỹ thấp đến mức không ngờ

Oanh tạc cơ B-52 đã rất cao tuổi, tạo áp lực lớn cho công tác bảo trì nhằm đảm bảo tình trạng sẵn sàng chiến đấu của chúng.

Mỹ dự định sản xuất khoảng 100 hệ thống HIMARS mỗi năm / Một triệu máy bay không người lái phương Tây chưa đủ giúp Ukraine chiếm ưu thế

Không quân Mỹ (USAF) hiện chỉ có thể đưa 60% số lượng oanh tạc cơ B-52 có trong biên chế lên bầu trời, tức là số lượng sẵn sàng chiến đấu chỉ ở mức 45 chiếc.

Không quân Mỹ (USAF) hiện chỉ có thể đưa 60% số lượng oanh tạc cơ B-52 có trong biên chế lên bầu trời, tức là số lượng sẵn sàng chiến đấu chỉ ở mức 45 chiếc.

Để duy trì quy mô phi đội B-52, USAF phải tích cực dùng tới biện pháp tháo dỡ phụ tùng từ những chiếc đã ngừng hoạt động và đang được bảo quản tại "nghĩa địa máy bay" Davis-Monthan.

Mức độ "ăn thịt đồng loại" đối với phi đội B-52 của USAF so với năm 2019 đã tăng tới 200%, và điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn bởi sự gián đoạn toàn cầu của chuỗi cung ứng linh kiện.

Theo một nhân viên đảm bảo kỹ thuật, hầu hết các phụ tùng cần thiết, đặc biệt là thiết bị dành cho động cơ TF33 của B-52 do Pratt & Whitney sản xuất, được chế tạo từ thập niên 1960.

 

Ngành công nghiệp hàng không Mỹ hoặc đã ngừng sản xuất, hoặc chế tạo không đủ số lượng đối với một số chủng loại thiết yếu. Vì vậy ngay cả những phụ tùng thay thế nhỏ như van thông thường, đôi khi cũng phải chờ tới 900 ngày.

Hiện nay chỉ có 76 trong số 744 oanh tạc cơ B-52 xuất xưởng vẫn còn hoạt động, điều này khiến quá nhiều nhà thầu phải ngừng sản xuất, bởi họ cho rằng sẽ không có bất kỳ nhu cầu nào về dịch vụ bảo dưỡng.

Trong bối cảnh trên, có vẻ các nhân viên kỹ thuật cảm thấy dễ dàng hơn khi lấy bộ phận cần thiết từ "nghĩa địa máy bay", hoặc vặn chúng ra khỏi những chiếc mặc dù đang vận hành, nhưng đã được bảo trì và không có lịch bay trong một thời gian nhất định.

 

Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, bởi vì số lượng máy bay đã "nghỉ hưu", có thể tháo dỡ làm nguồn cung cấp phụ tùng cho những chiếc đang hoạt động chỉ là hữu hạn.

Bộ chỉ huy hàng không chiến lược, tức Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu (GSC) đang từ chối bình luận vấn đề xảy ra đối với phi đội B-52, họ không đề cập chi tiết nhưng thừa nhận có sự chậm trễ đáng kể trong việc cung cấp một số phụ tùng quan trọng.

Thay vào đó, GSC nhấn mạnh chương trình hiện đại hóa phi đội B-52 theo kế hoạch sẽ không chỉ mang lại năng lực tác chiến mới, mà còn giúp giảm thời gian làm việc của nhân viên đảm bảo kỹ thuật.

 

Cần lưu ý thêm một chi tiết đó là báo chí Mỹ nhắc lại trường hợp khôi phục chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H mang tên "Wise Guy" đã được đưa vào diện dự trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan từ năm 2016.

Quá trình phá bỏ niêm cất đối với chiếc B-52H "Wise Guy" bắt đầu vào tháng 12/2018, tức là 2 năm sau khi một oanh tạc cơ B-52 khác bị mất, dẫn đến yêu cầu phải "tái ngũ" nhằm lấp chỗ trống trong phi đội.

Từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019, tình trạng kỹ thuật của máy bay đã được kiểm tra, và giai đoạn khôi phục trực tiếp chiếc oanh tạc cơ về trạng thái hoạt động bắt đầu ngay sau đó, nhưng yêu cầu tới 128 ngày và 195 lần sửa chữa để thay thế các bộ phận riêng lẻ.

 

Vào tháng 5/2019, chiếc B-52H "Wise Guy" đã bay từ căn cứ không quân Davis-Monthan đến căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana và tại đó bắt đầu giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình phục hồi.

Giai đoạn này kéo dài tới 11 tháng, trong đó diễn ra việc thay thế hoàn toàn hệ thống dây điện và sửa chữa khung gầm, đại tu động cơ cũng như cập nhật phần mềm điều khiển tích hợp.

Quá trình này tiêu tốn 10 nghìn giờ công và đòi hỏi sự nỗ lực của gần như toàn bộ 550 quân nhân thuộc Phi đội bảo trì số 565 của Không quân Mỹ. Công việc chỉ chính thức hoàn thành vào tháng 3/2021

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm