Dệt may lo khó đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD
Logistics - 'Cơn đau đầu' của doanh nghiệp khi COVID-19 ập đến / Cơ hội săn ưu đãi “khủng” dịp cuối năm
Là một trong 9 ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam trong những tháng đầu năm, dệt may được kỳ vọng sẽ bứt tốc và cán đích xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các nhà máy sản xuất buộc phải đóng cửa. Trong tỷ lệ tiêm vaccine cho lao động dệt may còn hạn chế, không ít doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng.
Hơn 1 tháng nay, Tổng công ty May 10 phải sản xuất đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, số lượng công nhân lại thiếu hụt khoảng 10%, thế nên các đơn hàng xuất khẩu trong quý 3 sang Mỹ và các nước châu Âu bị chậm tiến độ khoảng hai tuần.
"Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì rất khó chúng tôi có thể hoàn thành được đơn hàng xuất khẩu trong quý III, quý IV. Vì dịch bệnh cứ tiếp tục dây dưa và kéo dài, không có thời điểm kết thúc. Doanh nghiệp lúc đóng lúc mở, có ca F0 lại đóng cửa, nếu có 3 tại chỗ cũng chỉ duy trì ở mức 30-50% số lượng công nhân", ôngThân Đức Việt -Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đang đứng trước nguy cơ lỡ các đơn hàng (Ảnh minh hoạ)
Còn một doanh nghiệp khác có nhà máy đặt tại TP Hồ Chí Minh, vì thế hơn 2 tháng nay dù sản xuất 3 tại chỗ với đủ mọi chi phí tăng cao, họ cũng không tránh khỏi việc lỡ các đơn hàng thời trang trong quý tới.
"Khách hàng không thể chờ được. Vì hàng may mặc là hàng thời trang, mùa này được bán cho mùa này thôi chứ đâu bán được mùa khác, khả năng đơn hàng Việt Nam sẽ bị đưa đi các nước khác", bàNguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú cho biết.
Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng tại khu vực các tỉnh phía Nam - nơi chiếm đến 62% sản lượng xuất khẩu may mặc cả nước, cán đích xuất khẩu 39 tỷ USD của ngành dệt may như kỳ vọng lại là một mục tiêu xa tầm với.
"Kịch bản xấu nhất là xuất khẩu 33,5 - 34 tỷ USD nếu tình hình không sản xuất được trong tháng 9 và 10. Kịch bản thứ 2 là 36,5 tỷ USD. Kịch bản tích cực nhất là xuất khẩu được 39 tỷ USD, nhưng kịch bản cao nhất này cực kỳ khó", ông Vũ Đức Giang -Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định.
Do đặc thù mùa vụ, việc chậm đơn hàng trong ngắn hạn khiến doanh nghiệp dệt may Việt Nam thiệt hại về mặt tài chính khi đã nhập khẩu nguyên phụ liệu, giá cước vận tải tăng cao. Thế nhưng về trung - dài hạn, họ phải đối mặt với thách thức mất đối tác xuất khẩu khi mà các nước như Bangladesh, Ấn Độ là các thị trường mới nổi trong gia công đơn hàng dệt may cạnh tranh về giá và tiến độ giao hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI