Khó khăn và thuận lợi trên thị trường châu Âu
Năng lực thông quan tại cửa khẩu biên giới Việt - Trung chưa thể trở lại bình thường / Dự báo Trung Quốc được mùa vải thiều, Việt Nam nên thận trọng!
Đại dịch làm cho người dân châu Âu quay về với các sản phẩm cơ bản thiết yếu. Doanh nghiệp châu Âu cũng tạm ngưng nhập khẩu những mặt hàng không thật sự cần thiết. Trong số các mặt hàng đó có dệt may và da giày là những sản phẩm Việt Nam vẫn xuất khẩu nhiều sang châu Âu.
Cửa hàng quần áo giày dép đã bị bắt buộc phải đóng cửa trong thời gian hạn chế đi lại. Không có nơi bán, không có người mua, dĩ nhiên các doanh nghiệp châu Âu không thể nào tiếp tục nhập khẩu. Không còn kho chứa, cũng chưa chắc sau dịch, thị trường quần áo giày dép phục hồi được như xưa. Dịch bệnh cũng buộc các nước châu Âu phải tăng nhập khẩu một số sản phẩm thiết yếu mà Việt Nam có thế mạnh.
Các nhà sản xuất khẩu trang y tế trong nước đã đẩy mạnh công suất để đáp ứng nguồn cung tăng vọt trên thị trường. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Quan điểm đồ thiết yếu của châu Âu và châu Á hơi khác nhau. Cà phê, với người Việt chỉ là món đồ uống, còn người châu Âu coi là đồ thiết yếu, hàng ngày không có cà phê là không được. Trong gói đồ cứu trợ cho người nghèo, bên cạnh bánh mỳ, bơ, sữa, rau quả thịt tươi, nhất định phải có gói cà phê bột. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê. Cà phê được vận chuyển bằng tàu biển, vận tải biển vẫn được duy trì trong thời kỳ dịch bệnh, chứ không rối loạn như vận tải hàng không. Và tất nhiên, cực kỳ thiết yếu lúc này là đồ bảo hộ y tế: áo liền quần, mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay, tạp dề… Đó là những sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất, có điều chưa có nhiều sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu, nên lúc này vẫn chưa thể xuất khẩu vào châu Âu được.
Ủy ban châu Âu đã đề xuất tăng tốc quy trình kiểm định và cấp chứng nhận đạt chuẩn đối với đồ bảo hộ y tế nhập khẩu, nhanh chóng cấp hai chữ CE cho các sản phẩm châu Âu đang cần nhanh và nhiều để phòng chống dịch. Bộ xét nghiệm COVID do Việt Nam sản xuất đã được cấp chứng chỉ chất lượng châu Âu.
Uy tín của Việt Nam trong quá trình phòng chống dịch COVID-19 đang là bệ phóng cực kỳ thuận lợi để xuất khẩu đồ bảo hộ y tế sang châu Âu. Đó không phải là những sản phẩm công nghệ cao siêu, cần dây chuyền sản xuất phức tạp quy mô nhưng doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký kiểm định sản phẩm. Lúc này là thời điểm tốt để xuất khẩu bộ xét nghiệm COVID và quảng bá đồ bảo hộ y tế sản xuất tại Việt Nam.
Những bê bối do doanh nghiệp Trung Quốc bán khẩu trang và bộ xét nghiệm kém chất lượng vào Tây ban nha, Czech và Hà Lan làm cho nhiều nước châu Âu nghi ngại đồ bảo hộ y tế từ Trung Quốc cũng là một thuận lợi cho sản phẩm từ Việt Nam.
Cơ hội cũng tới với mảng thiết bị tin học. Đại dịch làm thay đổi cách thức làm việc và tổ chức xã hội ở châu Âu. Thiết bị phục vụ họp qua mạng, nhu cầu về camera giám sát đang tăng mạnh. Máy vi tính vẫn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Châu Âu nghi ngại mức độ bảo mật của thiết bị tin học và công nghệ truyền dẫn của Trung Quốc nhưng châu Âu không có ấn tượng xấu về máy tính, camera hay các thiết bị tin học khác sản xuất tại Việt Nam. Uy tín quốc gia của Việt nam trong phòng chống dịch bệnh đang là điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu những sản phẩm lục địa này đang cần và sẽ tiếp tục cần, ngay cả khi đại dịch chấm dứt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
FID báo cáo sai khoản lỗ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ