Giáo dục

Ứng dụng phim “Squid Game” vào giảng dạy kinh tế học

DNVN - Sắp tới đây các sinh viên năm nhất của ngành kinh tế học và kinh doanh có thể sẽ được ứng dụng loạt phim ăn khách của Netflix là Squid Game (Trò chơi con mực) vào việc học các lý thuyết kinh tế phức tạp.

12 thí sinh đạt huy chương vàng cuộc thi “Sơ đồ Tư duy Việt Nam” / Thi Olympic khoa học trẻ quốc tế, 6 học sinh giành 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc

Một nghiên cứu mới của Trường Kinh doanh Monash (Úc) cho thấy, nếu tích hợp các chiến lược của loạt phim ăn khách Squid Game có thể tạo ra cách mạng hóa việc sinh viên học lý thuyết trò chơi, một trong những khái niệm khó khăn nhất của kinh tế học nhập môn.

Các nhà nghiên cứu của Monash đã phát triển một loạt các công cụ giảng dạy mang tính tương tác và cải tiến dựa trên những hiểu biết từ Squid Game. Công cụ này nhằm cung cấp cho các giảng viên và sinh viên một cách tiếp cận mới mẻ hơn để giảng dạy và học tập một trong những chủ đề khắt khe nhất ở cấp độ kinh tế học nhập môn.

Bộ phim Squid Game (Trò chơi con mực) gây sốt trong thời gian qua.

Và từ học kỳ một, sinh viên theo học kinh tế vi mô năm nhất tại Trường Kinh doanh Monash sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến bộ phim Squid Game cho môn học này. Phó Giáo sư Wayne Geerling từ Trường Kinh doanh Monash và đồng tác giả của nghiên cứu “Sử dụng Squid Game để dạy lý thuyết trò chơi” cho biết: “Lý thuyết trò chơi rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu nguyên lý của việc ra quyết định trong các tình huống chiến lược. Những người chơi trong Squid Game là hình ảnh ẩn dụ của các công ty và chúng tôi đã nghiên cứu các tương tác chiến lược của Squid Game so với hoạt động việc kinh doanh ngoài đời thực, cũng như cách mà người chơi, hay là các công ty, tương tác với nhau. Lý thuyết trò chơi có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực, phân tích cách hành động ảnh hưởng đến người khác và ý nghĩa chiến lược của điều đó”.

Ngành kinh tế học từ trước tới nay vẫn luôn phụ thuộc vào việc dạy học truyền thống bằng “bảng đen phấn trắng”. Tuy nhiên một loạt các nghiên cứu do Phó Giáo sư Geerling và các đồng nghiệp tiên phong đã tập trung khai thác những phương thức tiên tiến để giảng dạy về các khái niệm kinh tế.

Nhiều sinh viên cảm thấy khó có thể tư duy chiến lược khi phải học các tài liệu qua phương thức dạy học truyền thống. Sử dụng văn hóa đại chúng, như serie Squid Game, có thể là một cách hiệu quả để phá vỡ rào cản quanh việc học bởi nó chạm đến cuộc sống hàng ngày và cho sinh viên thấy được sự kết nối giữa lý thuyết trừu tượng và ứng dụng trong thế giới thực.

Serie Squid Game xoay quanh 456 người chơi đang chìm trong nợ nần và tất cả đều mạo hiểm mạng sống của mình để chơi sáu trò chơi đối đầu lẫn nhau. Phần thưởng cho người thắng cuộc là một khoản tiền thưởng lớn. Còn với những người còn lại chính là cái chết.

Trong Squid Game, người chơi phải ra quyết định ở thời gian thực mà không có đầy đủ thông tin. Để tồn tại, họ phải thực hiện những chiến thuật tối ưu để tối đa hóa khả năng thắng cuộc của họ, cũng giống như thương trường tàn nhẫn ở ngoài đời thực.

“Series này của Netflix tập trung vào sáu trò chơi, chúng tôi đã chọn ra ba trò đại diện cho các ứng dụng thực tế nhất của lý thuyết trò chơi cho sinh viên”, Phó Giáo sư Wayne Geerling cho hay.

Việc sử dụng Squid Game để dạy lý thuyết trò chơi thể hiện đam mê của Phó Giáo sư Geerling trong việc cách mạng hóa phương pháp giảng dạy kinh tế học và thúc đẩy những kỹ thuật học tập chủ động trong lớp thông qua việc sử dụng văn hóa đại chúng.

Phan Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm