Thị trường

Vỡ mộng làm giàu từ taxi công nghệ

(DNVN) - Trước cơn sốt taxi công nghệ (Uber, Grab), trong thời gian qua nhiều người đã đầu tư, thậm chí vay ngân hàng để mua xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải này với kỳ vọng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít thành công, hiện nay nhiều người dân bắt đầu than phiền phải liên tục bù lỗ, gánh khoản nợ đè nặng trên vai đối với ngân hàng, dẫn đến việc vỡ mộng làm giàu từ taxi công nghệ này.

Vỡ mộng làm giàu từ Uber, Grap.

Vỡ mộng làm giàu từ taxi công nghệ 

Vào ngày (15/1), hàng trăm tài xế tập trung trước trụ sở công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam tại phố Duy Tân (Hà Nội) để phản đối, đòi hạ chiết khấu của dịch vụ GrabCar. Theo các tài xế có mặt tại đây, mức chiết khấu 28,6% đang áp dụng là quá cao so với quy định.

Cùng với thời điểm trên, tình trạng tương tự này cũng xuất hiện ở văn phòng hỗ trợ đối tác của Uber tại đường Vạn Phúc (Q. Ba Đình - Hà Nội) yêu cầu giảm chiết khấu. Hiện tại, các tài xế UberX đang phải chịu chiết khấu 29,5%.

Trao đổi với phóng viên DNVN anh Xuân tài xế Uber, Grab bức xúc cho rằng cảm thấy như bị lừa khi trở thành đối tác của hai doanh nghiệp này. Nguyên nhân là Uber hay Grab trước đây đều quảng cáo thu nhập, chính sách hỗ trợ rất tốt và ưu đãi.

Các tài xế đều nhận định, sau khi thu hút được một lượng lớn đối tác, hai hãng taxi công nghệ này dần tăng chiết khấu, giảm hỗ trợ, trong khi các chi phí khác ngày một tăng khiến đời sống lái xe chồng chất khó khăn. Nhiều người phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi vay tiền người thân, ngân hàng hay cầm cố cả sổ đỏ để mua xe.

 

Hình ảnh minh họa.

Ngân hàng siết chặt cho vay

Khoảng hai năm trước, khi phong trào chạy Uber rộ lên, nhiều ngân hàng đã chấp nhận cho vay đến 70% giá trị xe nếu được bảo đảm bằng chính chiếc xe, và lên đến 100% giá trị xe nếu được bảo đảm bằng tài sản khác. Thủ tục cho vay mua ôtô tại các ngân hàng cũng khá thoáng, chỉ cần có CMND, hộ khẩu, bảng lương, hợp đồng sơ khảo với hãng xe...

Tuy nhiên, gần đây các ngân hàng đã bắt đầu siết chặt lại. Giám đốc khối khách hàng cá nhân một ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội và  Tp.HCM cho biết, hiện chỉ những dòng xe như Toyota, Mercedes... ngân hàng mới cho vay đến 70%, nhiều dòng xe khác mức cho vay tối đa chỉ khoảng 50%. Nhiều ngân hàng cho biết tình hình nợ xấu liên quan đến các khoản vay mua ôtô là có, nhưng không nhiều.

Anh Thắng ở Cầu giấy (Hà Nội) cho biết, anh đã vay tiền ngân hàng 100% mua chiếc Vios để chạy Uber, GrabCar. Sau khi trừ hết chiết khấu, các chi phí như xăng, bảo dưỡng, điện thoại, tiền ăn… ngày chạy được một triệu đồng thì tôi chỉ lãi được 100.000 – 200.000. Như vậy, tiền trả lãi ngân hàng còn không đủ lấy đâu ra làm giàu như mọi người người nghĩ, “anh Thắng cho biết thêm.

Tương tự như vậy, anh Dự - lái xe Uber trú tại Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) cho biết, 95% tài xế mua xe đều phải vay ngân hàng. Nếu tình trạng khó khăn như hiện nay tiếp diễn, anh em lái xe “chết”, thì các khoản nợ ngân hàng cũng trở thành nợ xấu.

 

Trước sự việc trên, theo đại diện phía Uber, Grab Việt Nam cho biết, dự kiến tổ chức đối thoại trực tiếp với các đối tác trong thời gian tới. Thiết nghĩ cuộc chiến giành thị phần khốc liệt giữa taxi truyền thống với Uber, Grab trong thời gian qua không chỉ khiến doanh nghiệp taxi truyền thống khó khăn. Ngay cả tài xế Uber, Grab cũng bỏ nghề, ôm nợ vì lượng xe quá nhiều, dẫn đến doanh thu giảm trong khi đó tiền nợ ngân hàng, hàng tháng vẫn phải trả.

Nên đọc
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo