Chuyển đổi số

Doanh nghiệp cần tăng tốc chuyển đổi số để hàn gắn “vết thương” do đại dịch gây ra

DNVN - Bà Eileen Yap, Tổng Giám đốc RS Singapore và Xuất khẩu khu vực Đông Nam Á, RS Components cho rằng đại dịch COVID-19 đang buộc các doanh nghiệp phải tăng tốc, nỗ lực hơn nữa cho chuyển đổi số để duy trì hoạt động, gia tăng năng suất.

Dịch COVID-19: “Chất xúc tác” cho chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng / Giải pháp số giúp doanh nghiệp ứng phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng

Thưa bà, hiện nay tại Việt Nam các quy định giãn cách xã hội do COVID-19 đang được nới lỏng, nhiều nhà máy hoạt động trở lại nhưng đang phải đối mặt với khó khăn như thiếu nhân lực, nhiều nơi chưa được trang bị các giải pháp tự động nên càng gặp khó trong hoạt động duy trì, sửa chữa và vận hành. Là hãng công nghệ có kinh nghiệm trong vấn đề này, RS đưa ra lời khuyên gì cho các chủ doanh nghiệp, nhà máy?

Bà Eileen Yap:Thời kỳ giãn cách xã hội kéo dài tại Việt Nam đã cho thấy những biến động xung quanh bối cảnh kinh doanh khi trở lại bình thường mới.

An toàn của công nhân luôn được các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp đặt lên hàng đầu. Các biện pháp giới hạn đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng dành cho các doanh nghiệp Việt để mở cửa trở lại, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất, nơi mà họ phải cắt giảm đáng kể đội ngũ nhân viên.

Đại dịch đã thúc đẩy kỹ thuật số, buộc các doanh nghiệp phải tăng tốc nỗ lực cho chuyển đổi số để duy trì hoặc gia tăng năng suất. Mặc dù các biện pháp làm việc từ xa và giãn cách an toàn được áp dụng tại nơi làm việc nhưng các công cụ và giải pháp thu mua kỹ thuật số đã cho phép con người có thể vận hành doanh nghiệp linh hoạt và nhanh nhạy hơn.

Bà

Bà Eileen Yap.

Những thử thách này đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp chính tại Việt Nam, trong đó bao gồm sản xuất. Chuỗi cung ứng đã phải chịu những áp lực chưa từng có như đóng cửa biên giới, ứ đọng tại các cảng biển, hạn chế đi lại giữa các tỉnh thành, giới hạn hàng không và các nhà cung cấp kinh doanh không hiệu quả vẫn tiếp tục diễn ra. Kết quả là các dự án sản xuất và kế hoạch bảo trì cũng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Trong khi tác động của đại dịch đển các doanh nghiệp và nền kinh tế còn kéo dài, thì đó cũng là cơ hội để cải thiện năng lực kỹ thuật số, tiếp nhận các chiến lược và mô hình kinh doanh mới để đạt được tính cạnh tranh về lâu dài. Những thách thức này đã dẫn đến việc áp dụng các giải pháp thu mua điện tử và liên quan đến công nghệ số mang lại những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.

Để giúp các doanh nghiệp, nhà máy có thể thích ứng với thực tế mới, đâu là giải pháp phù hợp RS có thể cung cấp, hỗ trợ cho việc quản lý, điều hành?

Bà Eileen Yap:Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế sản xuất là trọng điểm để phục hồi một cách nhanh chóng. Chúng ta thấy được những dấu hiệu phục hồi trong những tuần vừa qua. Ví dụ, tỉnh Đồng Nai đã báo cáo rằng khoảng 4/5 các nhà máy đóng cửa nay đã hoạt động trở lại ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, công nhân đang trở thành vấn đề thách thức khi nhiều người đã quay trở về quê nhà trong suốt 4 tháng giãn cách và những khó khăn về mặt kinh tế đã diễn ra trước đó.

 

Tự động hóa đã cho giúp các đội ngũ duy trì được các biện pháp giãn cách an toàn và sắp xếp làm việc tại nhà. Tuy nhiên, làm việc từ xa giúp các nhân viên an toàn và khỏe mạnh thì cũng gây ra sự chậm trễ trong việc phê duyệt thủ công, thu mua thủ công và quá trình thanh toán.

Đối với nhiều doanh nghiệp truyền thống, sự thay đổi này là bước đột phá đầu tiên vào thế giới giải pháp số. Chúng vô cùng hữu ích với doanh nghiệp khi cho phép các tổ chức ưu tiên sức khỏe nhân viên mà vẫn duy trì được việc kinh doanh và tính hiệu quả. Với những công cụ này trong tay, công nhân có thể tập trung vào các tác vụ có giá trị cao như là chăm sóc khách hàng hoặc lên chiến lược cho công việc. Họ có thể duy trì được tính hiệu quả trong công việc từ bất kỳ nơi đâu.

Nhiều doanh nghiệp đang hồi phục và bứt phá nhờ ứng dụng giải pháp của RS.

RS có thể chia sẻ một số ví dụ điển hình từ các doanh nghiệp, nhà máy đã ứng dụng hiệu quả giải pháp của hãng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau khi bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch?

 

Bà Eileen Yap:Các doanh nghiệp luôn tìm cách cắt giảm chi phí và có được một quy trình thu mua MRO hiệu quả chính là điều cốt yếu. Khi nhìn vào tổng chi phí cung ứng, chi phí quy trình – chúng đều liên quan đến nguồn cung, đơn đặt hàng, quản lý tồn kho và quá trì bảo trì – có thể đắt gấp 2 lần chi phí sản xuất. Ví dụ, một nhà máy sản xuất có thể chi 100.000 USD để mua sản phẩm thì họ có thể phải trả hơn 200.000 USD cho chi phí mềm hoặc chi phí quy trình.

Nếu một đội ngũ có thể hợp lý hóa quy trình thu mua, họ có thể kiểm soát được ngân sách tốt hơn, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Làm việc với các nhà cung ứng đáng tin cậy, giúp mô hình kinh doanh trở nên rõ ràng về mặt chi tiêu và quản lý tồn kho bằng cách giao sản phẩm ngay khi cần là phương pháp hiệu quả để cải thiện độ hiệu quả và tiết kiệm.

Mua sắm vật tư công nghiệp có thể phức tạp và nhân viên phải dành nhiều thời gian và nỗ lực để tìm nguồn cung ứng và làm việc với các nhà cung cấp. Hợp tác với nhà cung cấp đáng tin cậy có thể cung cấp các dải sản phẩm rộng lớn cho phép các kỹ sư và đội ngũ bảo trì tập trung năng lượng của họ vào việc xây dựng chiến lược trong công việc. Trên website của RS, chúng tôi cung cấp loạt sản phẩm MRO, và trường hợp các thiết bị không có trên website, khách hàng có thể làm việc trực tiếp với đội ngũ cung ứng Product Plus để được tư vấn.

Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu về chi tiêu hằng năm của một khách hàng công nghiệp đã đặt hơn 900 đơn hàng một năm, tương đương với khoảng 3.200 mục sản phẩm và hơn 4 đơn hàng mỗi ngày. Hợp tác với RS để thống nhất đơn hàng, khách hàng có thể tiết kiệm khoảng 25% trong chi phí giao dịch – bao gồm cả chi phí không hiệu quả - từ chi tiêu hằng năm.

Nhiều nhà máy, doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất chậm chạp trong việc chuyển đổi số, chưa dành mức kinh phí phù hợp cho hoạt động ứng dụng công nghệ. Về vấn đề đầu tư lâu dài, RS có khuyến cáo gì, thưa bà?

 

Bà Eileen Yap:Thoạt nhìn sẽ thấy chuyển đổi số có thể tốn nhiều chi phí và phức tạp nhưng các giải pháp số giúp xây dựng tối ưu khả năng phục hồi của con người và doanh nghiệp về lâu dài.

Đặt sức khỏe lên hàng đầu, thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng giúp khả năng hồi phục trở về quỹ đạo và doanh nghiệp có thể sẵn sàng ứng phó với những gián đoạn và biến động phía trước.

Xin cảm ơn bà!

Phan Minh (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm