Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp FDI chỉ được mua nông sản qua thương nhân Việt nam

Thông tư 08/2013/TT-BCT quy định doanh nghiệp FDI không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu. Liệu qui định này có làm cho Doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn không?
 
 
(CôngThương) - Những quy định trên xuất phát từ tình trạng nhiều ngành hàng nông sản trong nước đang bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm và gây lũng đoạn thị trường, khiến các doanh nghiệp nội không thể cạnh tranh được.

Theo đó, những quy định trên xuất phát từ tình trạng nhiều ngành hàng nông sản trong nước đang bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm và gây lũng đoạn thị trường, khiến các doanh nghiệp nội không thể cạnh tranh được. và hướng đến việc ngăn chặn doanh nghiệp FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường...Tuy nhiên, chính sách này có thể khiến các doanh nghiệp nước ngoài không muốn đầu tư vào hạ tầng sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Điều kiện về quyền xuất – nhập khẩu

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:

Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;

Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo các điều kiện sau:

Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế;

Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung quyền nhập khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh

Bên cạnh đó Thông tư còn quy định về sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá; cấp lại Giấy phép kinh doanh; cấp giấy phép thực hiện mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sau khi tạm ngừng hoặc chấm dứt các mục tiêu hoạt động khác; cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định của pháp luật Việt Nam

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các trường hợp chưa được cấp phép hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung, cấp lại tính đến hết ngày hiệu lực của Thông tư.

Thông tư này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 07 tháng 6 năm 2013.

Nguyễn Hương 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo