Tin tức - Sự kiện

Mỗi năm có khoảng 94 nghìn người chết vì ung thư tại Việt Nam

(DNVN) - Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 189 nghìn người mắc ung thư mỗi năm. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 94 nghìn người chết vì ung thư, gấp gần 10 lần so với tai nạn giao thông.

Theo Giáo Sư Peter Boyle, Giám đốc Viện Sức khỏe công cộng toàn cầu của Đại Học Strathclyde, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em chào đời. Do tăng dân số, già hóa dân số nên số bệnh nhân bị ung thư càng gia tăng.

Ảnh minh họa.

Hiện tượng gia tăng bệnh ung thư cũng xảy ra ở các nước đang phát triển đến các nước chậm phát triển. Theo thống kê toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 189 nghìn người mắc ung thư mỗi năm. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 94 nghìn người chết vì ung thư, gấp gần 10 lần so với tai nạn giao thông.

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4). Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều. Báo Vietnamnet đưa tin.

PGS Bùi Diệu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương chia sẻ với PV Infonet, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, 40% ung thư có thể dự phòng, 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, 30% có thể kéo dài thời gian sống, cải thiện cuộc sống nhờ can thiệp bằng kỹ thuật. 

Chính vì vậy, công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, nâng cao nhận thức đúng của cộng đồng về bệnh ung thư với con số 40% người dân có hiểu biết đúng; 80% cán bộ y tế được đào tạo biện phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư. 

 

Bên cạnh đó, tổ chức sàng lọc phát hiện ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng, góp phần giảm từ 15-20% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị giai đoạn muộn; thành lập và đưa vào hoạt động các đơn vị điều trị đau và chăm sóc chấn thương giảm nhẹ tại các cơ sở phòng chống ung thư. 

Điều này quan trọng bởi hiện với hơn 70% bệnh nhân đến viện mắc ung thư ở giai đoạn muộn, hầu hết bệnh nhân phải chịu đớn đau, vật vã trong những ngày cuối của cuộc đời vì căn bệnh ung thư gây ra.

Nên đọc
Nguyễn Hà (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo