Tin tức - Sự kiện

Nàng dâu sợ về quê ăn Tết vì khoản tiền lì xì quá nhiều

Tết đến Xuân về, mọi người không quên “lì xì” khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều nàng dâu cũng "lo ngay ngáy" khi số tiền lì xì ngày Tết không ít.

Trong những ngày Tết, đến nhà người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết, mọi người không quên “lì xì” khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe, sung túc và tốt lành. 

Thời điểm thích hợp nhất để mừng tuổi là sáng mùng một. Tất cả con cháu trong gia đình tụ hợp lại để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp.

Nhiều nàng dâu sợ về quê ăn Tết vì khoản tiền lì xì. Ảnh minh họa.

Con cháu chúc ông bà bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, trẻ em thì hay ăn chóng lớn, chăm ngoan học giỏi… Vì thế tiền “lì xì” thường là những món tiền nhỏ, bao gồm cả tiền chẵn và tiền lẻ.Chuyện tiền mừng tuổi đẹp và ý nghĩa là vậy.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, “lì xì” lại trở thành gánh nặng với những người lao động, người thu nhập thấp hoặc những người xa nhà lâu ngày mới trở về thăm quê. Không ít nàng dâu đã phải… oằn mình “lì xì” cao hơn khả năng có thể vì sợ bị chê keo kiệt hoặc vì sĩ diện mà cố tỏ ra hào phóng.

Trong số hàng ngàn lý do không thể về ngoại đón Tết, chị Hoàng Ly (28 tuổi) luôn thấy lý do của mình quá nhỏ nhặt và đáng xấu hổ. Không phải chị bị nhà chồng cấm đoán chuyện về quê, cũng chẳng phải do vướng bận con nhỏ hay ốm yếu mà đơn giản bởi chị sợ khoản tiền quà cáp, lì xì.

Chị Ly là gái xứ Nghệ, lấy chồng Vũng Tàu nhưng lại lập nghiệp ở Sài Gòn. Cả hai vợ chồng đều làm trong ngành báo chí nên thu nhập cũng không đến nỗi. Chỉ có điều phải tự lo liệu chuyện mua đất, dựng nhà, lại thêm hai đứa con đang tuổi ăn học nên vợ chồng chị vẫn phải tiết kiệm, “giật gấu vá vai”.

Thế nhưng, thói đời vẫn thế, cứ ai đi làm ăn xa, áo lượt quần là là người ở quê lại mặc định họ giàu có, rộng rãi. Chồng chị cũng muốn giữ lại chút thể diện này nên bảo vợ gắng lo chu toàn hai bên nội ngoại, không để người khác nói ra, nói vào.

 

Anh chị thống nhất với nhau mừng ông bà nội 20 triệu đồng, ông bà ngoại 10 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn sắm quà Tết cho anh chị chồng và bỏ vào mỗi bao lì xì 200.000 nghìn đồng mừng tuổi cho bầy cháu đông đúc.

Định bụng như thế là ổn, nào ngờ mấy câu hỏi xã giao của anh chị, cô/dì vào sáng mùng một như: “Vợ chồng cậu N. năm nay chắc cho ông bà ăn Tết to lắm đây”, “Lần này con cháu tha hồ mà nhận tiền lì xì của cô chú” khiến chị phải thay đổi kế hoạch.

Chị lẳng lặng vào nhà trong, bỏ thêm vào mỗi bao lì xì 200.000 đồng cho các cháu ruột, còn giữ nguyên 200.000 đồng cho các họ. Tính sơ qua cũng mất gần 4 triệu tiền lì xì, chưa kể các khoản mừng thọ ông này bà nọ.

Thấy mấy đứa trẻ bóc lì xì trước mắt mọi người, nàng dâu trẻ khấp khởi mừng thầm vì đã kịp thay lõi. Nào ngờ, lúc xuống bếp sắp cơm vẫn nghe thấy hai chị dâu kháo nhau:

“Đi cả năm mới về mà mừng tuổi cho mỗi cháu được nhiêu đó. Vậy mà sắp xây biệt thự trong nam cơ đấy”. Bấy giờ chị mới hiểu, nhà chồng là cái động không đáy.

 

Dù đón Tết sum vầy trong năm mới nhưng chi phí ngày Tết cũng không ít. Bởi thế mà mỗi khi nghĩ đến Tết chị lại lo ngay ngáy khoản mấy khoản lì xì ngày Tết.

Nên đọc
Hồng Hà (tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo