Tìm kiếm: sản-lượng-đường

Ngành mía đường Việt Nam luôn rơi vào nghịch lý khi lúc thì phải luôn cố tìm mọi cách để xuất khẩu đường với số lượng càng nhiều càng tốt để tránh phải cạnh tranh trực tiếp với đường nhập lậu từ Thái Lan, lúc thì lại phải nhập khẩu đường về trong khi lượng đường tồn kho trong nước còn rất lớn.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nền kinh tế trong nước trong những tháng còn lại của năm 2013 vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Dù vậy, sức ép tăng giá của các mặt hàng thiết yếu đã giảm. Trong khi đó, việc tăng viện phí và học phí là hai yếu tố áp lực đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, nhiều nhà máy đường trong nước đang lo lắng vì tổng lượng đường tồn kho tính đến ngày 28/1 lên tới 276.000 tấn, trong khi đó kiến nghị được xuất khẩu 300.000 tấn đường của Hiệp hội vẫn chưa được thông qua.
Theo Bộ Tài chính dự báo, cuối năm các mặt hàng thực phẩm thiết yếu sẽ tăng giá, trong khi đó, vật liệu xây dựng khó tăng giá do sức cầu yếu. Mặt hàng đường được dự báo sẽ giảm giá trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào với “đóng góp” của đường nhập lậu.
Các doanh nghiệp sử dụng đường lớn trong nước như Coca Cola, Pepsi, Nestle, URC Việt Nam đang đồng loạt lên tiếng trước tình trạng giá đường ở Việt Nam đang cao hơn nhiều so với giá thế giới, nhưng vẫn khó mua. Thị trường đường nội đang có dấu hiệu bị lũng đoạn, làm giá.

End of content

Không có tin nào tiếp theo