Tin tức - Sự kiện

"Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển vắc xin độc lập phòng dịch tả lợn Châu Phi"

DNVN - Đây là nhận định của Giáo sư Simon Cutting - Trưởng khoa Vi sinh học tại trường đại học Royal Holloway London, Anh Quốc trong buổi làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cùng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.

Phát hiện 5 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Bình Phước / TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện dịch tả heo Châu Phi đầu tiên

Theo cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trong bối cảnh lợn ở Việt Nam chủ yếu được chăn nuôi ở các hộ nhỏ lẻ, chiếm 50%, với quy mô là 2,4 triệu hộ, do đó, việc quản trị các nhóm bệnh nói chung, đặc biệt là bệnh DTLCP là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam.
"Thế giới đã có vắc xin cho các loại bệnh khác và Việt Nam cũng sản xuất được cơ bản vắc xin, nhưng vắc xin cho bệnh DTLCP – hiện đang tác động lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam – vẫn chưa được giải quyết", người đứng đầu Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều biện pháp chống dịch khác nhau, với các nhóm giải pháp đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Song song với biện pháp an toàn tổng thế, Bộ NN&PTNT đã chú ý đến giải pháp hướng đi nghiên cứu vắc xin. Hiện có hai trung tâm lớn nghiên cứu vắc xin này, bước đầu đã có kết quả tích cực. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT xác định con đường tiến tới việc thương mại vắc xin ra thị trường còn kéo dài và khó khăn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VNE)

Ảnh minh họa. (Nguồn: VNE)

Theo ông Simon Cutting: Hiện tại, Việt Nam nên đưa ra một chiến lược cụ thể để có thể sản xuất được vắc xin và ngành nông nghiệp không phụ thuộc vào việc mua vắc xin từ thế giới. Thời gian để nghiên cứu và phát triển vắc xin có thể thương mại hóa, kể cả vắc xin cho người hay động vật, kéo dài khoảng 5 năm.
"Với kinh nghiệm 25 năm ở Việt Nam và hợp tác làm việc với Tập đoàn PAN, ông tin tưởng với lịch sử lâu dài trong việc sản xuất vắc xin, sở hữu cơ sở nghiên cứu chất lượng, Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu và phát triển vắc xin độc lập", ông Simon Cutting nhận định.
Tại buổi làm việc, Giáo sư Simon đề xuất thành lập nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học, các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, sử dụng bào tử mà Công ty Cổ phần The Pan Group (PAN) đã sản xuất được cũng như các chất phụ trợ, kết hợp thực hiện nghiên cứu và hy vọng có thể đưa ra thử nghiệm trong vòng 1 năm.
Ý tưởng nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam sẽ tạo ra các vắc xin nền để có thể phát triển các loại vắc xin khác không chỉ với bệnh DTLCP, không phụ thuộc vào thế giới. Với tỷ lệ thành công thông thường là 70%, việc nghiên cứu thành công vắc xin bệnh DTLCP có thể phát triển các loại vắc xin khác.
Nguyệt Minh (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm