Tin tức - Sự kiện

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sau 3 ngày làm việc tại thành phố Hiroshima.

Đà Nẵng: Phát hiện xe giả mạo taxi Mai Linh / Đà Nẵng thiếu chính sách cụ thể về logistics

Cụ thể, vào 14h ngày 21/5 (theo giờ Nhật Bản),Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Nhật Bản đã bế mạc sau phiên thảo luận cuối với chủ đề Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và phồn vinh.

Trong phiên thảo luận cuối, Tổng thống Ukraine Zelensky đã phát biểu và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ trong bối cảnh nước này đang bị ảnh hưởng do cuộc xung đột với Nga.

Sau lễ bế mạc, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chủ trì cuộc họp báo, thông báo kết quả của Hội nghị.

Phát biểu tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị vào chiều 21/5, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh, Hội nghị thượng đỉnh G7 là điểm khởi đầu cho các nỗ lực hướng tới xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân trong tương lai, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố một trật tự quốc tế dựa trên quy định và thúc đẩy hợp tác với các nước Nam bán cầu để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Ông Kishida khẳng định, với tư cách là Chủ tịch G7 trong năm 2023, Nhật Bản sẽ dẫn dắt những nỗ lực của G7 để đạt các mục tiêu đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh Hiroshima.

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các lãnh đạo G7 khác trong Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)

Lãnh đạo các nước G7 cam kết sẽ xem xét việc tiếp tục hỗ trợ tài chính và quân sự đối với Ukraine. Đây cũng là thông tin được dư luận trong và ngoài Nhật Bản hết sức chú ý, nhất là giới truyền thông các nước tham dự Hội nghị G7.

Phát biểu trong buổi họp báo thông báo kết quả hội nghị, Thủ tướng Kishida Fumio đã nhấn mạnh đặc biệt tới ý nghĩa quan trọng của các vấn đề mà các nhà lãnh đạo G7 đã thống nhất, vai trò chủ đạo của G7 trong các vấn đề quốc tế.

Trước đó, hội nghị đã ra Tuyên bố chung nhấn mạnh đến lập trường của các nước là tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tiếp tục viện trợ cho Ukraine, nỗ lực thực hiện thế giới không vũ khí hạt nhân.

Liên quan đến Trung Quốc, Tuyên bố bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với tình hình của khu vực Biển Đông và Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng nói chung bằng bạo lực và uy hiếp, đồng thời xác nhận tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.

Trong nội dung về cấm sử dụng vũ khí hạt nhân, tuyên bố nhấn mạnh những nỗ lực của các bên nhằm thực hiện một thế giới không hạt nhân.

 

Liên quan đến kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo G7 thống nhất tập trung chú ý tới sự biến đổi của nền tài chính thế giới, đưa ra biện pháp thích hợp để duy trì ổn định hệ thống tài chính.

An ninh kinh tế được nhấn mạnh nổi bật trong tuyên bố. Trong bối cảnh xu hướng một số nước sử dụng đe dọa kinh tế gây ảnh hưởng tới quyết định chính sách kinh tế của các nước khác thông qua nhiều hình thức bao gồm cấm nhập khẩu đang gia tăng, nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác trong các thành viên G7 nhằm đối phó với xu hướng trên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, nguy cơ lương thực và chính sách cụ thể hỗ trợ các nước đang phát triển và mới nổi, "tiến trình AI Hiroshima"... đã được lãnh đạoG7 đặc biệt quan tâm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm