Tin tức - Sự kiện

Chi 20% ngân sách cho giáo dục nhưng vẫn phải huy động Xã hội hóa

(DNVN) - Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu chỉ dựa vào nguồn NSNN và nguồn thu học phí thì sẽ không đảm bảo đủ chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0.

Sóc Trăng: Giáo viên viết bản cam kết không dạy thêm sai quy định / Đề xuất điều chỉnh 6 nội dung kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - 2020

Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng

Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởngVụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, lĩnh vực giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực đáng kể từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Campuchia 9,3%, Thái Lan 19,3%, Malaysia cao hơn 21,5%) kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều (EU 11,3%). Điều này cho thấy sự quan tâm dành cho giáo dục của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT, trong số 20% này, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi NSNN cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi. 20% còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...
Trong khi đó, mức học phí trường công lập hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các trường tư thục. Theo đó, đối với bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT, học sinh của các cơ sở giáo dục trên địa bàn các phường, thị trấn có mức học phí 155.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã (trừ các xã miền núi) có mức học phí 75.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã miền núi có mức học phí 19.000 đồng/tháng/học sinh. Theo ông Khánh, đây là học phí đã điều chỉnh tăng mới đây của TP Hà Nội.
Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí thì sẽ không đảm bảo đủ chi đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0 và yêu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ GD, điều kiện học tập ngày càng cao của xã hội.
Ông Khánh cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu dịch vụ giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi NSNN không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học... nên rất cần chung tay góp sức của cả xã hội trong đó có các doanh nghiệp, cựu học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư...tham gia đóng góp tài trợ cho cơ sở giáo dục nhằm giảm gánh nặng cho NSNN, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học và tạo tiền đề để cơ sở giáo dục đào tạo phát triển.
Hoàng Tuyết
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm