Tin tức - Sự kiện

Để du lịch mạo hiểm thu hút du khách trải nghiệm

Du lịch có tính chất mạo hiểm đang hấp dẫn với những người thích cảm giác mạnh trải nghiệm. Với địa hình đa dạng, Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển loại hình du lịch này, nhưng vấn đề an toàn cần ưu tiên hàng đầu.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Điểm nhấn từ những thiết chế văn hóa hiện đại / Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới - Bài cuối: Hướng tới xây dựng Đô thị Cố đô Di sản ​

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Du lịch mạo hiểm được hiểu theo hai hình thức: Một là du lịch có tính chất mạo hiểm (soft adventures) gồm các hoạt động như đi bộ, leo núi trekking, dã ngoại, đi xe đạp, mô tô địa hình trên núi hiểm trở...; hai là du lịch mạo hiểm (hard adventures) có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như thám hiểm hang động, lặn, lướt sóng, đu dây mạo hiểm, nhảy dù… Du lịch mạo hiểm là sự kết hợp giữa thỏa mãn nhu cầu khám phá giới hạn bản thân, thử thách chính mình và trải nghiệm văn hóa bản địa, chinh phục thiên nhiên…

Do đó, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá là trào lưu mới được nhiều người ưa thích trong vài năm trở lại đây. Nhất làsau dịch COVID-19, với mong muốn khám phá thiên nhiên, số người Việt Nam tham gia có loại hình du lịch có tính chất mạo hiểm cũng tăng nhanh, nhất là loại hình leo núi trekking.

Chú thích ảnh
Một chuyến trekking leo núi. Ảnh: Linh Tâm

Từ đợt dịch, chị Linh Tâm (Đống Đa, Hà Nội) và các bạn thường tổ chức leo núi trekking để vừa vận động, khám phá thiên nhiên, biết thêm các vùng đất. “Những chuyến đi bộ xuyên rừng giúptôi hiểu được khả năng của mình đến đâu. Bên cạnh đó, tốiđược sống trong đam mê, sở thích và đượchít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tuy nhiên, trong một lần leo núi tại đỉnh Phia Pò (Núi Cha) cao 1.541 m, do trời tối và việc tổ chức đợt đó chưa tốt nên một thành viên trong đoàn ngã gãy chân. Đoàn sau đó được người dân địa phương hỗ trợ, đến tận 2 giờ sáng mới về điểm tập kết. Đó là chuyến đi không bao giờ quên. Sau lần đó, các lần tổ chức đi xuyên rừng, leo núi, chúng tôi phải kiểm soát rất kỹ chương trình”, chị Linh Tâm kể lại.

Đúng như tên gọi, loại hình du lịch mạo hiểm cũng đã xảy ranhiều rủi ro, mà mới đây nhất là vụ xe ô tô chở 4 du khách nước ngoài bị nước lũ bất ngờ đổ về làm lật xe gây tử vong khi đang đi khám phá khu suối tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Vụ việc lạiđặt ra vấn đề quản lý cũng như việc khai thác loại hình du lịch có tính chất mạo hiểm của các địa phương, các doanh nghiệp lữ hành.

Từ góc độ đơn vị tổ chức các chương trình du lịch khám phá, trekking khu vực rừng núi phía Bắc, ông Nguyễn Tuấn Linh, Giám đốc Công ty Du lịch Mr Linh’s Adventures cho rằng, nguyên nhân của những tai nạn đáng tiếc này có rất nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Đây là loại hình du lịch mới và Việt Nam chưa có các quy định rõ ràng về hoạt động du lịch mạo hiểm. Bên cạnh đó, cùng với trào lưu du lịch tự do, tại nhiều điểm du lịch mạo hiểm, du khách đi tự phát, không có tổ chức, không tuân thủ chặt chẽ các quy định khi đi du lịch mạo hiểm.

“Bên cạnh đó,công tác quản lý du lịch của chúng ta đã có nhiều bước tiến, nhưng cũng còn nhiều khía cạnh phải quan tâm, ví dụ công tác xử lý rủi ro chưa tốt, những chế tài chưa đủ mạnh khiến du lịch tự phát, du lịch chui vẫn tồn tại”, ông Nguyễn Tuấn Linh cho biết.

Tăng cường quản lý

 

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), có thể chia thành các nhóm sản phẩm về du lịch mạo hiểm như: Du lịch mạo hiểm trên không (du lịch bằng máy bay trực thăng, dù lượn, nhảy dù…); nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm trên bộ (du lịch dã ngoại, leo núi, đi bộ, đi thăng bằng trên dây…); du lịch mạo hiểm dưới nước (chèo thuyền, khám phá thác nước, lặn…).

Thực tế, nhiều tỉnh, thành như: Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An… đã có chiến lược đẩy mạnh khai thác các tour du lịch mạo hiểm. Điển hình là vùng Đông - Tây Bắc có rất nhiều sản phẩm được khai thác như: Chinh phục đỉnhBạch Mộc Lương Tử (Lai Châu), đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), thác Bản Giốc (Cao Bằng), khám phá hang động ở Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)....

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Tuấn Linh trong đợt khảo sát trước khi tổ chức tour trekking xuyên rừng.

Trong Luật Du lịch 2017 đã đề cập đến sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Đó là "tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch". Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch tại Nghị định số 168/NĐ-CP ngày 31/12/2017.

Năm 2018, Tiêu chuẩn quốc gia về du lịch mạo hiểm - Thông tin cho người tham gia (TCVN 12549:2018) cũng đã được ban hành. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147 ngày 22/1/2020 đã định hướng du lịch thể thao mạo hiểm là một trong những sản phẩm du lịch chủ lực. Theo đó, một số sản phẩm du lịch mạo hiểm có thể phát triển như: Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù ba; thám hiểm hang động, rừng, núi.

Một sốđịa phương đã hình thành sản phẩm du lịch mạo hiểm đặc thù hấp dẫn như tổ chức các đoàn khảo sát, tổ chức các cuộc thi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia du lịch, trước khi phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, các địa phươngcần đánh giá tác động của loại hình này. Từ vụ tai nạn xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng, đây cũng là lúc cần hành động mạnh mẽ, thiết thực, đồng bộ hơn nữa để đảm bảo an toàn cho du khách trong mọi tình huống.

 

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam),doanh nghiệp cần xây dựng sản phẩm du lịch mạo hiểm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế; tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật về kinh doanh du lịch mạo hiểm và nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên kiểm tra chất lượng, điều kiện an toàn, điều kiện vệ sinh sạch sẽ đảm bảo theo tiêu chuẩn.

Để du lịch mạo hiểm không trở thành du lịch rủi ro, theo anh Nguyễn Tuấn Linh, bên cạnh việc tăng cường sự quản lý của nhà nước thì các đơn vị tổ chức tour, tuyến, các đơn vị lữ hành cũng cần thể hiện trách nhiệm cộng đồng của mình. “Các đơn vị tổ chức loại hình du lịch này phải luôn cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và đào tạo chuyên môn cho các nhân viên của mình. Kiểm tra kỹ địa hình, có phương án dự phòng cứu hộ, cứu nạn và phổ biến các quy định bảo đảm an toàn cho du khách trong suốt thời gian tham gia chuyến du lịch. Nếu chúng ta làm tốt phương án tổ chức thì sẽ giảm rất nhiều rủi ro khi tổ chức. An toàn phải được đặt lên hàng đầu”, ôngNguyễn Tuấn Linh nhấn mạnh.

Còn về phía du khách, theo lời khuyến cáo cũng phải đọc kỹ thông tin và quy định về loại hình du lịch mạo hiểm. Với những loại hình du lịch mạo hiểm đòi hỏi an toàn cao thì nênlựa chọn các công ty lữ hành có uy tín chuyên tổ chức về du lịch mạo hiểm. Bên cạnh đó, du khách phải tuân thủ những quy định về an toàn, từ trang phục, phương tiện hỗ trợ, tuân thủ những cảnh báo những khu vực mạo hiểm không được đến.

Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, quy định về tiêu chuẩn du lịch mạo hiểm đã có, quan trọng là vấn đề thực thi kiểm soát vàáp dụng quy định đó trong thực tế. Điều này cần vai trò mạnh mẽ hơn nữa của Cục Du lịch quốc gia và các địa phương.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm