Tin tức - Sự kiện

Thúc đẩy vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam

9 tháng năm nay, Hàn Quốc đứng thứ 2 trong số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 3,8 tỷ USD.

9 tháng, Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn 7.331 tỷ đồng / Đề xuất bố trí hơn 7.000 tỷ đồng vốn nước ngoài cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thông tin trên tại hội thảo "Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam" diễn ra sáng nay (18/10).

Việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và những bước tiến trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nền tảng quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Một số doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề. Trước đây, Việt Nam có nhiều thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, các ngành như da giày, dệt may thu hút vốn FDI lớn; còn hiện nay có xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực khác như du lịch, sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, tăng trưởng xanh, năng lượng xanh nên Việt Nam cần có sự đầu tư chú trọng hơn để đào tạo nguồn nhân lực bắt kịp với sự thay đổi đó.

Thúc đẩy vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam có nhiều thế mạnh về nguồn lao động dồi dào. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á nên giao dịch thương mại thuận lợi. Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng tái tạo. Tôi tin định hướng này phù hợp, hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc. Chúng tôi đã đầu tư 2 tỷ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư hơn tại Việt Nam", ông Yoon Chang Woo, Tổng Giám đốc Posco Việt Nam, đánh giá.

"Chúng ta đang rà soát lại chính sách nhằm thu hút các dự án công nghệ, điện tử, kinh tế số và đổi mới sáng tạo để tiếp cận được với các thông lệ quốc tế và đảm bảo ưu đãi, hỗ trợ, có tính cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư", ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết.

Diễn đàn cũng thảo luận nhiều về những thách thức hiện nay với dòng vốn đầu tư toàn cầu, xu hướng dịch chuyển vốn giữa các thị trường và những định hướng Việt Nam cần tiếp tục phát huy để giữ chân dòng vốn ngoại, như phát huy lợi thế về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng, logistics nhằm tạo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bền vững.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm