TP. HCM: 10 năm tới, nông dân sẽ kiếm được 4.500 USD/năm?
Tin tức trên báo Dân việt, để đáp ứng nhu cầu của đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT TP. HCM, đến năm 2020 ngành nông nghiệp phải hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch vùng chăn nuôi, quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối Cần Giờ, quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn 2025; nghiên cứu và quy hoạch các vùng rau an toàn, các vùng trồng hoa – cây cảnh, cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái; quy hoạch chương trình nuôi cá kiểng, bò sữa…
Hiện TP. HCM đã phê duyệt một số dự án phát triển nông nghiệp đô thị. Theo đó, với chương trình rau an toàn, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm, trong đó, gần 100% vùng sản xuất rau được chứng nhận VietGAP; hình thành 1 – 2 vùng rau ứng dụng công nghệ cao.
Với chương trình phát triển giống bò thịt, mục tiêu đến năm 2020 tổng đàn bò thịt trên địa bàn TP.HCM đạt 30.000 con. Hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con bò cái giống cho người chăn nuôi trong, ngoài TP.HCM...
Trong khi đó, với chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn, mục tiêu đến năm 2020, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng của TP.HCM đạt 2.250ha, trong đó diện tích hoa lan đạt 400ha, hoa mai đạt 500ha. Phấn đấu nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng; giá trị sản xuất hoa, kiểng bình quân đạt 1 tỷ đồng/ha/năm. 90% hộ trồng hoa lan có quy mô sản xuất từ 5.000m2 trở lên có áp dụng cơ giới hóa...
Tất cả những chương trình này, theo ông Trung, là với mục đích xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn. Mỗi nông dân TP.HCM sẽ kiếm được 4.500 USD/năm. Cùng với sự phát triển chung của thành phố, lĩnh vực nông nghiệp sẽ tạo ra những đột phá, bản sắc riêng.
TS Trần Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) nhận định, nếu muốn thành công với đề án nông nghiệp đô thị, TP.HCM không có cách nào khác là lấy khoa học công nghệ (KHCN) làm động lực phát triển. “KHCN không chỉ là “xương sống” của nền nông nghiệp mà còn là “chìa khóa” đánh thức tiềm năng sẵn có của nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ ở TP.HCM mà còn cả nước”- ông Tuấn nói.
Mới đây, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, khi chia sẻ với Thanh Niên cho biết: “Sự đi lên của TP.HCM luôn có dấu ấn đậm nét từ những đóng góp to lớn của người dân ngay cả ở những giai đoạn khó khăn nhất”.
Bà Thảo trăn trở, làm sao để tất cả mọi người gắn bó mật thiết, thân thiện với TP để học hành, làm việc, sinh sống. Làm sao để tất cả có chung cảm nhận và hành động để TP thật sự có chất lượng sống tốt. Điều này mình đã nêu ra trong nghị quyết của mình rồi, và được người dân quan tâm lắm. Chúng ta cần phải hành động thực chất để cùng tạo nên sự đồng lòng, cùng nhau hợp lực để phát triển TP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo