Tin tức - Sự kiện

Uber rút khỏi Việt Nam, nhiều người sẽ “điêu đứng” vì những khoản vay

(DNVN) – Trước thông tin Uber sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam, nhiều tài xế Uber đã đưa ra những bình luận về sự việc này.

Theo Business Insider, ngày 18/1 vừa qua, SoftBank chi ra một số tiền "khủng" 9,3 tỷ USD để nắm giữ 15% cổ phần của Uber. Điều này đã đưa Softbank trở thành cổ đông lớn nhất và có quyền định mọi chiến lược phát triển của công ty taxi có trụ sở tại California (Mỹ).

Rajeev Misra – Tổng giám đốc của Softbank tin rằng Uber chỉ có thể thành công nếu như từ bỏ một số thị trường quốc tế và tập trung vào những thị trường chính. Theo đó, ông Misra muốn Uber mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ Latin, Australia và Mỹ.

Nhiều tài xế sẽ "điêu đứng" khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam. Ảnh: AutoExpress.

Nếu chiến lược này được thông qua chính thức, Uber sẽ sớm rút khỏi một số thị trường tại châu Á và châu Phi, trong đó có cả Việt Nam.

Trước động thái này, một số tài xế Uber tại Việt Nam cho rằng, Softbank là công ty của Nhật Bản, thuộc châu Á nên không có lý do gì phải buộc Uber ra khỏi nơi mà nó sinh lời và kiếm ra tiền.

Ngoài ra, việc Uber rút khỏi thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ khiến nhiều người “điêu đứng” vì những khoản vay để mua xe chạy cho công ty này. Cùng với đó, người dân sẽ khó khăn hơn trong việc gọi xe.

Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab. Vậy nên, Uber rút khỏi Việt Nam sẽ khiến cho tình trạng thất nghiệp gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy.

Trong khi đó, một số người ngoài cuộc lại cho rằng, việc Uber rút khỏi thị trường Việt Nam sẽ giúp cho vấn nạn kẹt xe ở các thành phố lớn được giảm thiểu.

 

Trước đó, theo Zing, sau sự việc hàng trăm tài xế tập trung phản đối Uber, Grab, đấu tranh đòi hạ mức chiết khấu, đảm bảo thu nhập có phần lắng xuống. Một số tài xế cho biết đã bị tắt app, cô lập không hoạt động được. Phía Grab cũng gửi thư điện tử cảnh báo, xem xét ngưng hợp đồng vĩnh viễn với các tài xế phản đối, các trường hợp xúi giục phản đối, vì cho đây là hành vi vi phạm quy tắc ứng xử. 

Nên đọc
Lê Kha (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo