Vải thiều tươi 17USD/kg bán hết veo trong 1 ngày tại Mỹ
Vải thiều tươi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được bán với giá 17 USD/kg, ngoài ra 500 kg vải được xuất khẩu vào thị trường Pháp trước đó cũng được bán với giá 10 EURO/kg. Dự kiến vào cuối tuần tới, phía Công ty cũng sẽ tiếp tục thu mua vải chính vụ của tại Lục Ngạn để đưa chuyến hàng tiếp theo sang thị trường Mỹ.
Đây là lô vải thiều đầu tiên được một Công ty tại TPHCM tiên phong đưa sang Mỹ sau khi thị trường khó tính này đồng ý nhập khẩu vải của Việt Nam. Trước đó, ngày 28/8, phía Công ty đã đến thu mua tại vườn vải "sạch" của bà con với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 10% so với giá thị trường.
Sau khi đưa vào TPHCM để chiếu xạ, tổng số 2,1 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được vận chuyển bằng đường hàng không sang Mỹ vào ngày 1/6. Vải thiều được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ tại TPHCM trước khi đưa sang Mỹ bằng đường hàng không.
Sau khi có mặt tại sân bay, lô 2,1 tấn vải thiều đã được đưa trực tiếp tới hệ thống các siêu thị tại California, Mỹ. Mặc dù thời gian từ khi thu hoạch cho đến ngày trái vải có mặt tại Mỹ là khá dài, nhưng do được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ và đóng gói theo quy trình đặc biệt nên vải rất tươi và không bị thâm như bảo quản đông lạnh thông thường.
Được biết, hiện trên thị trường Mỹ đã có sản phẩm vải thiều có nguồn gốc từ Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi có mặt tại Mỹ, vải thiều Việt Nam vẫn được các hệ thống siêu thị đánh giá rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Số vải thiều này đã được bán hết chỉ trong vòng một ngày sau khi được đưa tới California, Mỹ. Việc quả vải thiều được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường Mỹ đang dần khẳng định thương hiệu vải "sạch" của Việt Nam.
Và những thị trường khó tính này cũng đã đón nhận sản phẩm vải thiều trong nước nói riêng và hàng nông sản Việt Nam nói chung. UBND huyện Lục Ngạn cũng cho biết, một công ty khác cũng đã tiên phong đưa vải thiều Hải Dương sang thị trường Úc và Mỹ xuất khẩu trong tuần này.
Đến mùa vải chính vụ, công ty này sẽ thu mua vải thiều Lục Ngạn để xuất khẩu sang nước Anh. Đây có thể nói là bước thành công trong việc tìm thị trường bền vững, tháo gỡ tình trạng vải thiều trong nước bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, tránh bị ép giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo