Sau TPP, kỳ vọng Mỹ sẽ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam
Sau 20 năm, cơ hội được cho là đang mở ra cho Việt Nam, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong thời gian tới, cũng như việc Việt Nam đang tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do khác, với cơ hội thị trường được mở rộng hơn.
Sau các phiên đàm phán TPP, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Việc hàng năm, đoàn doanh nghiệp Mỹ là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, với toàn tên tuổi lớn, năm sau đông hơn năm trước, tới Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh càng chứng minh điều này.
Trong một chia sẻ mới đây với báo giới, ông Charles H. Rivkin, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách kinh tế và thương mại cho biết, nhiều doanh nghiệp mong muốn rót vốn vào Việt Nam nhiều hơn nữa.
"Không chỉ nhằm chờ đón hiệp định TPP, sự háo hức này còn đến từ lợi thế lao động trẻ, tràn đầy năng lượng của Việt Nam, sự sôi động diễn ra hàng ngày trên đường phố Việt Nam. Có quá nhiều cơ hội đầu tư ở đây", ông Charles H. Rivkin nói.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 5/2015, Mỹ có tổng cộng 742 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 11 tỷ USD.
Theo nhận định của giới chuyên môn hiện tại, Mỹ mới đứng ở vị trí thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, người đã tham gia đàm phán quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ cho biết, thời điểm đó, doanh nghiệp Mỹ rất chủ động tổ chức cuộc gặp với các bộ trưởng Bộ Thương mại và các cuộc họp thường có sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn, như Boeing, GE, Pepsi, Coca-Cola, John Deere…
"John Deere từng tự hào là nếu vào Việt Nam, họ sẽ có mặt ở tất cả các tỉnh miền Nam. Hay Boeing muốn đẩy nhanh cơ hội từ thời đó, chứ không phải nhiều năm sau mới đạt hợp đồng đầu tiên. Thời điểm đó thật sự không còn nghi ngại gì, nhưng cách làm của mình còn trì trệ, chưa 'đường thông, hè thoáng', nên nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc", ông Triết chia sẻ.
Dù môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, thậm chí cả cơ cấu kinh tế Việt Nam đã nhiều cải thiện và đổi mới, song trong quan điểm của các nhà đầu tư Mỹ, hiện vẫn còn nhiều điểm cần cải cách. Đơn cử như các vấn đề liên quan đến sự minh bạch về chính sách, sự nhanh gọn của thủ tục hành chính…
Một trong những nguyên nhân hạn chế đầu tư của Mỹ vào Việt Nam được các công ty Mỹ nhắc tới là môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa thật sự minh bạch và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao...
Cũng cần nhắc lại một điều rằng, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, hiện tại, Mỹ mới đứng ở vị trí thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một trong những nguyên nhân hạn chế đầu tư của Mỹ vào Việt Nam được các công ty Mỹ nhắc tới là môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa thật sự minh bạch và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao...
Tập đoàn Intel (Mỹ) đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ cơ sở ở Kulim (Malaysia) sang Việt Nam. Vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, đưa Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam trong tương lai không xa.
Như vậy, sau thông tin Intel chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam vào cuối năm ngoái, tập đoàn này đang có những bước đi tiếp theo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, biến nơi đây thành địa điểm sản xuất quan trọng của mình trên toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao