4 bước cơ bản để sẵn sàng chuyển từ làm thuê sang làm chủ
Nhưng với những người không may mắn như thế, mỗi ngày đi làm là một cực hình. Bạn sợ phải thức dậy và đến công ty, sếp của bạn thì sợ nhân viên vượt mặt và luôn gây khó khăn cho họ, đồng nghiệp ‘tiểu nhân’ sẵn sàng đâm lén sau lưng nhau để tiến lên phía trước.
Trường hợp thứ nhất đương nhiên là tốt hơn nhiều so với trường hợp thứ hai nhưng thế chưa đủ. Cuộc sống quá ngắn để chúng ta hoang phí vào công việc mà chúng ta không thích.
Vậy lý do nào khiến mọi người không ‘cả gan’ làm điều mà họ yêu thích? Họ sợ. Họ sợ thất bại. Họ sợ vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Họ sợ không làm ra tiền. Họ sợ mất bảo hiểm. Họ sợ làm ảnh hưởng đến gia đình của họ… và rất nhiều nỗi sợ khác. Những nỗi sợ ấy là tất yếu, nhưng với cái giá nào?
James Adamy, Giám đốc điều hành của Ju-mp chia sẻ: "Phải mất mười hai năm chạy đua để leo lên những nấc thang cấp bậc trong công ty, sống chỉ để làm việc, chuyển chỗ sáu lần, mất bao nhiêu mối quan hệ và bỏ bao nhiêu công sức và niềm tin, tôi mới thức tỉnh và nhận ra rằng mình đã phải từ bỏ mọi thứ mà mình đam mê: đi du lịch, kết hôn, có con, và trở thành một doanh nhân. Bây giờ, tôi không muốn bị coi là một nạn nhân vì tôi hoàn toàn có thể cân bằng cuộc sống hơn. Chỉ vì chăm chăm thăng cấp bất kể phải lo lắng, stress mà tôi quên mất điều gì là quan trọng với mình". Giống như tôi, Adamy rời bỏ công việc làm thuê đang xuôi chèo mát mái ở một công ty để bắt đầu một sự nghiệp mà anh ấy đam mê, đó là giúp các chuyên gia giao lưu với các cố vấn kinh doanh giỏi để giải quyết các vấn đề chuyên môn.
Sáu năm trước, tôi đã bước ra khỏi giấc mơ của một người khác để bắt tay vào xây dựng công ty của riêng mình - Due. Dưới đây là những gì tôi đúc kết được từ kinh nghiệm bản thân và từ những cố vấn đã hướng dẫn tôi trong suốt cả quá trình.
Ảnh minh họa.
1. Xua tan nỗi sợ hãi
Tại sao chúng ta cảm thấy sợ hãi? Sợ hãi là hệ quả của sự không chắc chắn và ai cũng biết rằng một doanh nghiệp mới luôn hàm chứa những điều không chắc chắn. Vì vậy, để triệt tiêu nỗi sợ hãi, chúng ta phải có những kế hoạch chiến lược kèm theo những kết quả hữu hình. Lên kế hoạch trước vài tháng sẽ giúp quá trình chuyển đổi được suôn sẻ, trơn tru.
Đôi khi cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là đặt mình những kịch bản xấu nhất và nhận ra rằng thất bại không phải là cái gì quá ghê gớm. Chỉ là bạn chuẩn bị tinh thần cho trường hợp tệ nhất, bạn sẽ có những biện pháp để tránh được nó.
Đôi khi chúng ta thậm chí còn sợ cả thành công. Tạo dựng một doanh nghiệp mới có thể khiến bạn bận hơn, ‘rủng rỉnh’ hơn, có nhiều cơ hội hơn. Những yếu tố này dẫn đến những hệ luỵ như: bạn có ít thời gian hơn, ít bạn bè hơn và ít giao tiếp xã hội hơn. Hãy nghĩ các tạo ra một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống để đón lấy thành công hơn là sợ nó.
2. Phát triển mạng lưới quan hệ
Hãy tranh thủ mọi cơ hội để phát triển mạng lưới quan hệ của bạn bên cạnh công việc. Hãy tham dự các cuộc gặp mặt, các hội thảo, hội nghị và tiếp cận với những người thuộc các nhóm nghề nghiệp và xã hội khác nhau. Hãy bằng mọi cách gặp gỡ những người có tiềm năng trở thành khách hàng hoặc đồng nghiệp kinh doanh của bạn. Bạn sẽ cần phải có tư duy chiến lược về chuyên gia và những người có liên quan để càng tinh gọn càng tốt.
3. Học hỏi những kỹ năng, chuyên môn mới
Mặc dù có rất nhiều kỹ năng trong kinh doanh có thể chuyển giao được nhưng riêng mở một công ty lại là một thách thức hoàn toàn mới. Hãy đọc nhiều sách báo, blog, tham gia những khóa học trực tuyến và tìm những cố vấn để giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Thường thì theo đuổi một niềm đam mê đồng nghĩa với việc bạn thử sức với cái gì đó mà bạn đã biết, nhưng khía cạnh kinh doanh và quản lý sẽ hơi đáng gườm một chút. Quản lý một đội ngũ nhân viên và thu hút cổ đông bằng những khoản thu lao bèo bọt là hai thách thức lớn. Trau dồi năng lực tài chính, đàm phán, vận hành… là cách chắc chắn nhất để doanh nhân có thể đi đến thành công.
4. Quản lý tài chính cá nhân như quản lý doanh nghiệp
Đưa ra một con số chính xác là điều không thể nhưng bạn hãy ước tính sơ sơ những con số sau: vốn thành lập doanh nghiệp, thời điểm có doanh thu, mức doanh thu, mức chi phí, khả năng vay ngoài.
Khi bạn đã có được con số đó, hãy cộng thêm một vài tháng chuẩn bị và lên dự trù xem bạn cần có bao nhiêu tiền trước khi rời bỏ công ty hiện tại của mình.
Có hai yêu tố bạn cần phải xem xét, đó là tình hình tài chính cá nhân của bạn và nhu cầu vốn của doanh nghiệp bạn. Hãy cắt giảm tối đa cả các khoản chi tiêu không cần thiết trong cuộc sống của bạn và lập dự phòng chi tiêu cho 1 năm hoạt động kinh doanh. Hãy tập sống như là bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và áp dụng các nguyên tắc vào quản lý tài chính của bạn.
Có một chỗ dựa là yếu tố quan trọng để thành công. Sẽ rất khác nếu bạn được gia đình và bạn bè cổ vũ, ủng hộ. Nhưng vì lý do nào đó, điều này không xảy ra, bạn vẫn có thể dựa vào những người cùng lý tưởng mà bạn đã gặp ở các cuộc hội thảo, hội nghị…
Hoclamgiau/Entrepreneur
End of content
Không có tin nào tiếp theo