Alibaba bị cảnh cáo bán hàng giả, hàng nhái
Hàng hóa của "trùm" thương mại điện tử Alibaba bị đại diện phía Thương mại Mỹ cho biết, các chủ thương hiệu tiếp tục phản ánh các gian hàng trên Alibaba vẫn là đối tượng chính bán hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên đại diện Alibaba khẳng định, hàng giả, hàng nhái là một vấn đề mà tất cả các công ty thương mại điện tử trên toàn cầu gặp phải...
Tờ Wall Street Journal đưa tin, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa công bố danh sách các thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng năm 2015 (List of notorious markets for fakes). Cơ quan này cho biết, các chủ thương hiệu tiếp tục phản ánh rằng các gian hàng trên Alibaba vẫn là đối tượng chính bán hàng giả, hàng nhái.
USTR cho rằng Alibaba cần tăng cường nỗ lực hợp tác với các công ty để loại bỏ hàng giả, hàng nhái khỏi các chợ trực tuyến của Alibaba, đặc biệt là Taobao. Gian hàng Taobao bị “tố” là thường bán hàng giả với số lượng lớn.
Mặc dù không đưa Alibaba vào danh sách các thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng trong năm nay, nhưng USTR khuyến nghị Alibaba cần tăng cường hợp tác với các chủ thương hiệu để giải quyết khiếu nại liên quan đến hàng giả, hàng nhái của tập đoàn này. Mặc dù không đưa Alibaba vào danh sách các thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng trong năm nay, nhưng USTR khuyến nghị Alibaba cần tăng cường hợp tác với các chủ thương hiệu để giải quyết khiếu nại liên quan đến hàng giả, hàng nhái của tập đoàn này.
Đại diện Alibaba khẳng định, hàng giả, hàng nhái là một vấn đề mà tất cả các công ty thương mại điện tử trên toàn cầu gặp phải. Tập đoàn này cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết tình trạng này.
Hồi tháng 3 năm nay, USTR đã đưa ra cảnh báo tương tự đối với Alibaba. Năm 2012, Mỹ đưa Taobao ra khỏi danh sách thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng sau những nỗ lực của Alibaba nhằm chống lại vấn nạn này.
Vào hồi giữa tháng 5, Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu xa xỉ khác thuộc tập đoàn Kering Kering SA có trụ sở tại Paris (Pháp) đã đệ đơn kiện lên toà án Manhattan (Mỹ) đòi Alibaba bồi thường về vi phạm luật bảo vệ thương hiệu, luật sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại.
Các hãng này cho biết trang web mua bán trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc Alibaba là nơi hàng giả, hàng nhái của các hãng xa xỉ được bày bán công khai với giá thấp hơn 60% giá gốc của hãng. Nghiêm trọng hơn nữa, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc còn sử dụng một số thuật toán trong công cụ tìm kiếm cho phép những loại hàng nhái này được ưu tiên xuất hiện nhiều hơn hàng thật.
Ông chủ Alibaba quả quyết: “Tôi thà thua kiện và mất tiền trong vụ kiện này còn hơn là mất đi phẩm giá và sự tôn trọng”. Jack Ma cũng bày tỏ sự thất vọng khi tập đoàn Kering SA chọn cách kiện tụng và đòi bồi thường thay vì hợp tác cùng Alibaba để đối phó với vấn nạn hàng giả.
Tỷ phú Jack Ma, "cha đẻ" của Tập đoàn Alibaba
Alibaba hiện là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Hãng này cho biết trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9, hãng có 386 triệu người mua hàng.
Alibaba với khẩu hiệu "GLOBAL TRADE STARTS HERE..." là một tập đoàn thương mại điện tử/đấu giá trực tuyến được Jack Ma thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Tính đến tháng 1 năm 2007, ALIBABA GROUP gồm có 5 công ty là Alibaba.com, Taobao - Đối thủ chính của eBay ở Trung Quốc về đấu giá trực tuyến, Yahoo! Trung Quốc, Tmall và Alisoft.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tập đoàn này chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tài Sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay cộng lại. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba có quy mô 20.000 nhân viên và 90 văn phòng trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo