Doanh nhân

Bangkok Post: 4 lý do TPP gây chia rẽ kinh tế thế giới

Tờ Bangkok Post mới đây đã đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu Thitinan Pongsudhirak về những tác động trái chiều của hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết.

Theo bài viết, xét từ nhiều khía cạnh, TPP về cơ bản đã mang tính chia rẽ và nhiều rắc rối dù nó hứa hẹn mang đến sự tăng trưởng dài hạn và lợi ích cho tất cả các nền kinh thành viên, vốn chiếm đến 40% kinh tế toàn cầu. Trước hết, xét trên khuôn khổ rộng nhất của tự do hóa thương mại, TPP đem đến sự chia rẽ bởi nó đã phân tán sự chú ý và nguồn lực khỏi Vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Những lý do khiến TPP chia rẻ nền kinh tế toàn cầu

Những phân tích của nhà nghiên cứu Thitinan Pongsudhirak về những tác động trái chiều của TPP

Thực sự TPP có thể trở thành đòn đánh cuối cùng phá vỡ nền tảng của một hệ thống thương mại thế giới vốn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong phần lớn bảy thập kỷ qua.

Thứ hai, TPP tạo ra sự chia rẽ giữa các nước đã gia nhập hiệp định này với các nước chưa tham gia.

Đối 12 thành viên khu vực Thái Bình Dương, TPP có thể sẽ làm nảy sinh các cuộc tranh luận dữ dội và tăng thêm các chia rẽ xã hội đang hiện hữu.

Ví dụ như ở nước Mỹ, TPP chắc chắn sẽ trở thành vấn đề chính trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm tới khi mà ứng cử viên Hillary Clinton đã quay lưng lại với hiệp định này để củng cố vị trí ứng cử viên của Đảng Dân chủ.

Thứ ba, TPP sẽ tiếp tục chia tách xa hơn các nền kinh tế thành những nhóm thương mại ưu tiên.

Các sáng kiến để đẩy nhanh khối Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của các nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Ấn Độ sẽ tiếp tục được đưa ra và ngày càng được xúc tiến mạnh.

Một RCEP do Trung Quốc lãnh đạo và một TPP do Mỹ dẫn dắt sẽ càng làm tồi tệ thêm cuộc tranh chấp siêu cường giữa Washington và Bắc Kinh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của khu vực.

Thứ tư, bản thân các nước ASEAN sẽ càng bị chia rẽ hơn bởi TPP. Bốn trong số 10 nền kinh tế ASEAN đã tham gia TPP, số còn lại thì không.

Việt Nam và Malaysia có thể sẽ chứng kiến các lợi ích thương mại do thương mại mang tới trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, phụ tùng thiết bị và đồ điện tử và Thái Lan sẽ chịu thiệt.

Brunei thì quá nhỏ nhưng Singapore thì lại quá tự do về thương mại để có thể hưởng lợi hơn nữa.

Việt Nam và Malaysia đóng vai trò quan trọng và các hệ quả của thương mại - chế tạo và thương mại - đa dạng hóa đối với các thành viên khác của ASEAN có thể sẽ ảnh hưởng đến sự cố kết và động lực của ASEAN xét về khía cạnh Cộng đồng chung ASEAN cũng như trụ cột kinh tế của cộng đồng này.

Nhìn chung, TPP mang đến vô vàn nguy cơ và thách thức đối với cả các nước đã gia nhập và các nước vẫn đứng ngoài cũng như toàn bộ hệ thống thương mại toàn cầu. Trong khi đó, quá trình phê chuẩn hiệp định của các thành viên TPP vẫn là chuyện còn để ngỏ. 

TTXVN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo