Báo Đức: Việt Nam là con hổ châu Á tiếp theo
Thương Vụ Việt Nam tại Đức dẫn lại bài phân tích cho biết, vào năm tới chỉ số Index của Việt Nam VNI được liệt vào diện mạnh nhất thế giới, nhất là nếu Việt Nam được gia nhập MSCI Emerging Markets-Index và Deutsche Bank Vietnam sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với Top Select Certificate. Mặc dù 25 năm qua Việt Nam đã có giai đoạn phát triển nhanh và bền vững đáng ghi nhận, nhưng nhiều nhà đầu tư hình như vẫn đánh giá thấp tiềm lực kinh tế của Việt Nam.
Từ 1990 đến nay kinh tế Việt Nam tăng trưởng tính theo đầu người bình quân 6% năm, một kỷ lục chỉ sau Trung Quốc. Nằm kề Trung Quốc đang là một trong những lợi thế lớn nhất của Việt Nam. Về địa lý hầu như không có nước nào nằm ngay sát khu vực "trái tim" công nghiệp phía Nam của Trung Quốc. Lực lượng lao động trẻ và được đào tạo tốt càng làm cho nước này hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. 6,3% tiềm lực kinh tế được đầu tư cho đào tạo, hơn 2% so với mức trung bình ở những nước cùng có thu nhập trung bình như Việt Nam.
Trong khuôn khổ quá trình công nghiệp hóa, tư nhân hóa và hiện đại hóa ngày 28/7/2000 giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) đạt mức 100 điểm.
Cùng thời điểm mở cửa sàn giao dịch thứ hai ở Hà Nội (HNX) ngày 8/3/2005 các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu để ý đến Việt Nam với tư cách một địa chỉ đầu tư. Việc tăng nguồn tiền cho các quỹ đầu tư đã thu hút nguồn tiền đầu tư quy mô lớn và làm tăng điểm cho chỉ số giao dịch nhưng đồng thời cũng dẫn đến bong bóng chứng khoán năm 2007. Hệ quả của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 khiến chỉ số VN Index sụt giảm đáng kể, từ 1170 điểm 2007 giảm 80% xuống còn có 235.
Cũng tương tự các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, 2009 chứng khoán VN chạm đáy và Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Việt Nam đã hạ lãi suất một cách đáng kể giúp tăng khả năng thanh khoản trên thị trường. Sau khi khống chế lạm phát các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất đã tăng mạnh nhưng các ngân hàng bị cấm cung cấp tín dụng cho bất động sản nhằm khống chế nạn đầu cơ bất động sản. Đến giữa năm 2012 lạm phát đã khống chế ở mức 5% và Ngân hàng Trung ương lại nới lỏng "van" lãi suất khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi sinh trở lại.
"Việt Nam cung cấp câu chuyện tốt nhất về Marko trên toàn thế giới“ đó là nhận định của Markus Winkler, chuyên gia về Việt Nam của Tập đoàn quản lý tài sản ở Zürich. Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, lạm phát giảm và nhất là tương lai to lớn của Việt Nam mà nước này hiện nay được coi là thị trường chứng khoán được quan tâm nhất ở châu Á. Đối với nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài chiếm giữ 1/4 số chứng khoán lưu thông thì việc đầu tư ở Việt Nam vẫn còn khó khăn do hạn mức cổ phiếu và khó khăn trong tiếp cận thông tin. Vì thế nên phần lớn cán cân thương mại tập trung vào Large Caps như Dairy Products hay Vinamilk.
Tuy vậy thì những điều kiện cho vốn tư bản quốc tế ngày càng được cải thiện. Trong khi Chính phủ nới lỏng những hạn chế đối với giới hạn cổ phiếu trong các lĩnh vực không thuộc danh mục chiến lược thì hai sàn giao dịch chứng khoán luôn cố gắng đưa ra những điều kiện khung ngày càng chuyên nghiệp hơn, trong đó bao gồm cả việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, mở rộng những phần mềm cho phép truy cập các giao dịch nội bộ, cố gắng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như với các sàn giao dịch chứng khoán khác.
Thời gian gần đây việc sát nhập hai sàn giao dịch chứng khoán ngày càng rõ nét. Từ nay đến cuối năm sẽ đưa ra chung một chỉ số Index và hai hệ thống sẽ hợp nhất với nhau. Trong khi HNX dành cho thương mại và vay vốn thì HOSE dành cho giao dịch chứng khoán là chính. Hai cơ sở giao dịch chứng khoán này có tổng vốn giao dịch khoảng 58 tỷ USD.
Năm tới chỉ số Index của Việt Nam VNI được liệt vào diện mạnh nhất thế giới, nhất là nếu Việt Nam được gia nhập MSCI Emerging Markets-Index và Deutsche Bank Vietnam sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với Top Select Certificate.
*, Thương vụ Việt Nam tại Đức
End of content
Không có tin nào tiếp theo