Bất động sản Hà Nội: Bên “nóng” bên “lạnh”
Tuy giao dịch không sôi động nhưng nhu cầu mua ở phân khúc này diễn biến theo nhu cầu kinh doanh và nhà ở. Chứng tỏ thị trường bất động sản đang hướng theo nhu cầu thực.
Bên lạnh: Tồn đọng và giảm giá
Tại hội thảo “Dự đoán táo bạo về thị trường bất động sản 2012” được tổ chức vừa qua, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Vietnam nhận định: mức giá nhà ở tại Hà Nội trong năm 2012 sẽ chững lại và đi ngang.
Điều này được chứng minh qua con số: Số căn chung cư còn tồn đọng tại Hà Nội từ năm 2011 vào khoảng 16.500 căn, trong khi số căn dự kiến chào bán mới trong năm 2012 lên tới 22.000 căn. Như vậy, tổng số căn hộ được chào bán trong năm nay là 38.500 căn. Với số lượng này, phải mất 3 năm thị trường mới hấp thụ nổi.
Cũng theo Tổng giám đốc điều hành CBRE thì không phải khan hiếm nguồn tiền, bởi thực tế cho thấy trong năm 2011, doanh số bán hàng một số dòng ô tô tăng mạnh so với năm 2010, chứng tỏ người tiêu dùng Việt
Song trước tình hình thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay, mọi người lại chỉ đứng ngoài theo dõi khiến thị trường này rơi vào trạng thái trầm lắng.
Không chỉ tồn đọng không bán được hàng mà giá nhà đất của Hà Nội còn giảm, theo kết quả khảo sát vừa được CBRE Việt Nam công bố, từ cuối năm 2011 đến nay, giá nhà đất tại thị trường Hà Nội đã giảm mạnh từ 20 - 30%.
Bên cạnh nguồn cung căn hộ đang tồn, thị trường văn phòng cho thuê cũng “ế” với tỷ lệ trống tăng lên đến 48%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trống ở các dự án khách sạn và căn hộ dịch vụ cho thuê ở khu vực phía Tây dự đoán cũng sẽ tăng, do nguồn cung lớn sắp được bổ sung.
Qua khảo sát, nhiều lô đất biệt thự, liền kề tại dự án Thanh Hà Cienco 5 (quận Hà Ðông, Hà Nội) đang rao bán 20 - 25 triệu đồng/m2, giảm tới 10 triệu đồng/m2 so với giữa năm 2011; Nhà TT12 khu đô thị mới Văn Phú (quận Hà Ðông), diện tích 90 m2, mặt tiền 4,5 m, đã xây thô, hướng nam, đường 12 m, đã bàn giao nhà, sang tên chính chủ cho khách mua. Giá bán: 4,5 tỷ đồng.
Bán nhà liền kề 4 tầng đã hoàn thiện, sổ đỏ, chính chủ, khu đô thị mới Văn Quán, diện tích 67 m2, mặt tiền 4,2 m, hướng đông nam, đường 8 m. Giá 8,5 tỷ đồng. Tương tự, tại dự án Bắc An Khánh, biệt thự 210 m2, rao bán giá gốc 8,5 tỷ đồng, tiền chênh 2,8 tỷ đồng, trong khi đó, trước đây tiền chênh tới hơn sáu tỷ đồng…
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt
Bên nóng: Giao dịch âm thầm
Trong thời gian qua, mặc dù giao dịch bất động sản trầm lắng, ảm đạm trên diện rộng và xuất hiện ở hầu hết các phân khúc tuy nhiên có một có một “điểm sáng” trong thị trường bất động sản Hà Nội đó là phân khúc bất động sản nội đô rất đắt đỏ và vẫn âm thầm tăng giá.
Theo một “cò” đất có thâm niên ở khu vực “vàng” của Hà Nội thì giá ở một số tuyến phố ngay sát Hồ Hoàn Kiếm có mức giá cao nhất như: Nhà mặt phố Hàng Đào có giá 900 triệu đồng/m², nhà phố Hàng Bồ 750 - 800 triệu đồng/m², nhà mặt phố Bát Đàn 600 triệu đồng/m², nhà phố Hàng Chiếu 620 triệu đồng/m², nhà mặt phố Hàng Bông khoảng 500 triệu đồng/m²…
Tại quận Ba Đình, giá nhà đất cũng lên tới hàng trăm triệu đồng một m2. Cụ thể, tại khu Điện Biên Phủ, nhà mặt phố được bán với giá khoảng 300 – 400 triệu đồng/m2, phố Cửa Bắc hiện 350 - 400 triệu đồng/m²,…Giá cao, nên hoạt động giao dịch của khu vực này cũng rất hạn chế. Dù giá “ngất ngưởng”, nhưng diễn biến tăng giá của những khu vực này vẫn thường diễn ra âm thầm, không ồn ào như các khu vực khác.
Cũng theo “cò” trên thì nguyên nhân của việc giá đất nội đô vẫn “nóng” bất chấp sự khủng hoảng của thị trường bởi nếu xét về mặt kinh tế thì đây cũng là khu vực có khả năng sinh lợi cao do nằm ở những vị trí kinh doanh đắc địa.
Mặc dù cao ngất ngưởng nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền ra để mua rồi cho thuê lại. Giá cho thuê ở những vị trí này không hề nhỏ, nếu cộng cả năm số tiền đó có thể mua được một ngôi nhà ở ngoại thành. Với mức lợi nhuận siêu lớn này thì đầu tư vào đây hấp dẫn hơn nhiều so với gửi lãi suất tiết kiệm 14%, và về lâu dài tỉ lệ sinh lời vẫn chắc chắn cao hơn.
Bên cạnh đó, “tâm lý của người mua vẫn thích những khu đất gần trung tâm, bởi ở đây tập trung hệ thống trường học, trung tâm thương mại, dịch vụ ngân hàng…. Các giao dịch hoạt động ăn ở thuận lợi hơn ở những vùng xa” – Cò này khẳng định.
Báo cáo tổng hợp từ các địa phương đưa ra tại cuộc họp của Chính phủ ngày 20/2 cho thấy, hơn 90% dự án nhà ở Hà Nội chưa có sổ đỏ. Tình trạng người dân đóng tiền mà thời gian giao nhà đã quá hạn mà người dân chưa được giao nhà. Hiện tượng người mua kiện chủ đầu tư đã tăng lên.
Đứng trước thực tế này, người dân không còn mạo hiểm đầu tư vào dự án “chưa có danh phận rõ ràng” này. Cùng với khu vực đất nội đô thì các dự án có tính phát lý cao, đặc biệt là những mảnh đất thổ cư có sổ đỏ dưới 3 tỷ đồng, hay các khu vực ven đô có giấy tờ pháp lý nghiêm chỉnh, giá rẻ vẫn là một kênh hấp dẫn được nhiều người tìm mua.
Theo đại diện của công ty BĐS Savills cho biết, nửa đầu năm 2011, nhiều phân khúc đất nền dự án vẫn tiếp tục tăng giá. Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư rất tin tưởng vào phân khúc đất nền và coi đây như một thành trì miễn nhiễm với mọi biến động.
Với diễn biến như trên cho thấy sự ấm nóng của thị trường xuất phát từ nhu cầu thực của khách hàng là cần đất để sử dụng vào mục đích định cư hoặc nghỉ dưỡng chứ không phải đầu cơ lướt ván như một số phân khúc khách hàng khác. Bởi vậy, nên chăng, thị trường nhạy cảm này cần có sự điều chỉnh thích hợp các sản phẩm cung cầu và vấn đề giá cả để tự tìm lối thoát cho thời gian tới.
Lan Bình
End of content
Không có tin nào tiếp theo