Doanh nhân

Bị hoại tử do ăn tiết canh lợn

Đã có 2 trường hợp nguy kịch vì bị sốc nhiễm trùng, hoại tử, hôn mê do nhiễm liên cầu lợn từ tiết canh đang phải điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương

Trong đêm 3/6, bệnh viện Nhiệt đới trung ươngđã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Tuấn H (36 tuổi, Mỹ Đức, Hà Nội) nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng. Trước đó, bệnh nhân này đã được người nhà đưa vào Bệnh viện huyện Mỹ Đức chẩn đoán sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu khuẩn lợn.

Tại bệnh viện Nhiệt đới TW, các bác sĩ đã cho bệnh nhân H lọc máu, thở máy và dùng các biện pháp hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Được biết, anh H làm nghề bán thịt lợn, nghiện rượu và thường xuyên ăn tiết canh.

Bệnh nhân bị hoại tử do liên cầu khuẩn lợn

Trước đó, bênh viện Nhiệt đới TW cũng tiếp nhận trường hợp của anh Vũ Quang M. (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê, toàn thân có nhiều mảng hoại tử. Dù đã qua nửa tháng điều trị, song bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Được biết, trước khi nhập viện anh M có ăn tiết canh lợn và uống rượu rồi bị sốt. Người nhà chỉ nghĩ bị ốm thông thường nên chủ quan, chỉ đến khi thấy dấu hiệu hoại tử trên da thì mới đưa đến bệnh viện.


Tiết canh ẩn chứa rất nhiều nguy cơ mắc bệnh

Liên cầu lợn là vi khuẩn có thể có trong hầu, họng, da, đường tiêu hóa và sinh dục của một số lợn lành, thường gặp hơn ở lợn bệnh. Thói quen ăn tiết canh hay những món chưa nấu chín như lòng, tràng luộc tái có thể khiến người ăn nhiễm liên cầu lợn, đặc biệt ở những cơ địa suy giảm sức đề kháng như người nghiện rượu, xơ gan, đái đường.

Để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm, lợn chết; không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.

Thống kê của chương trình quản lý kháng sinh (AMS) của Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, gần 70% số ca viêm màng não mủ trong năm 2014 là do liên cầu lợn gây ra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo