Doanh nhân

Bí quyết kinh doanh của người Nhật: Khách hàng là thượng đế

“Khách hàng là thượng đế”- câu nói này được thể hiện hoàn mỹ nhất ở giới doanh nhân Nhật Bản. Doanh nhân Nhật Bản suy nghĩ rất chu đáo cho khách hàng. Sự phục vụ đối với khách hàng của họ hầu như đã đạt đến mức hoàn hảo.

 

 

Hầu hết doanh nhân của mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khách hàng. Doanh nhân Châu Âu gọi khách hàng là “vua”, doanh nhân Trung Quốc gọi khách hàng là ông Thần Tài, còn doanh nhân Nhật gọi khách hàng là “Thượng Đế”. Nhưng nghiên cứu thấu triệt nhất về khách hàng, thực sự coi trọng tầm quan trọng của khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo nhất có lẽ phải kể đến doanh nhân Nhật.

1. Khách hàng là ưu tiên số 1

Ở Nhật Bản, đối với người tiêu dùng, chỉ cần họ muốn mua hàng là có thể mua được ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Nếu không đủ tiền họ có thể mua trả góp; nếu không có thời gian, sẽ có người đưa đến tận nơi; nếu không biết sử dụng, chỉ cần họ gọi một cú điện thoại là chủ cửa hàng sẽ cử người đến tận nơi lắp đặt, chạy thử và hướng dẫn cách sử dụng.

Doanh nhân Nhật cho rằng nếu người bán biết đứng trên lập trường của khách hàng, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, luôn suy nghĩ cho khách hàng thì họ nhất định sẽ được khách hàng tin cậy, sự nghiệp của họ nhất định sẽ có nền tảng vững chắc.

Yoshida Tadao –  người sáng lập Công ty Khóa kéo YKK – từng nói: “Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. muốn có lợi thì trước hết ta phải gieo mầm thiện cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp ta”.

2. Toàn tâm toàn ý nghĩ cho khách hàng

Đây là phương châm kinh doanh của rất nhiều công ty lớn của Nhật Bản. Nhiều công ty lớn còn viết nó vào nội quy của mình.

Minh chứng cho điều này là Công ty Honda. Năm 1967, trong “làn sóng khiếm khuyết xe hơi” xảy ra ở Mỹ, thái độ của hãng Honda Nhật Bản đã khiến người Mỹ khâm phục. Vì sự an toàn tính mạng của người tiêu dùng, Honda đã chủ động khai báo khiếm khuyết. Honda đã dứt khoát kiên trì nguyên tắc kinh doanh “tất cả suy nghĩ cho khách hàng” của mình. Vì sự an toàn tính mệnh của khách hàng, hãng đã chấp nhận mạo hiểm với nguy cơ bị đóng cửa. Trong số tất cả các nhà sản xuất xe hơi, Honda là hãng đầu tiên khai báo với chính phủ Mỹ về các khiếm khuyết tồn tại ở dòng xe CT2000 của mình.

3. Hàng tốt giá rẻ là phương châm kinh doanh kinh hàng đầu

Thị trường luôn biến đổi khôn lường, sở thích của người tiêu dùng cũng thay đổi nhanh chóng. Nhưng có một chân lý bất biến: “hàng tốt giá rẻ” là yêu cầu chung của đa số người tiêu dùng. Về phương diện này, doanh nhân Nhật Bản đã làm gương cho doanh nhân thế giới. Họ kiên trì lấy thị trường làm trung tâm, tìm mọi cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ cho người tiêu dùng.

Thị trường xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật phát triển muộn hơn so với nhiều nước Châu Âu nhưng lại có chất lượng tốt, giá rẻ, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, thậm chí còn áp đảo sản phẩm cùng loại của nhiều nước tiên phong. Bí quyết của người Nhật là hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện và kỹ năng quản lý giá thành độc đáo.

4. Lắng nghe ý kiến khách hàng

Người Nhật tuy đã thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện nghiêm ngặt nhưng họ hiểu rất rõ rằng quản lý chất lượng chặt chẽ đến mấy cũng không thể đảm bảo sản phẩm hoàn toàn không có vấn đề. Vì vậy họ coi dịch vụ hậu mãi là sự kéo dài tự nhiên của quản lý chất lượng toàn diện.

Trong mắt doanh nhân Nhật Bản, khái niệm “dịch vụ” không chỉ có nghĩa là tạo sự tiện lợi cho khách hàng mà còn có nghĩa là có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng một cách công bằng, nhanh chóng và không hề miễn cưỡng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo