Doanh nhân

Bí thư tỉnh tế trời đất lúc nửa đêm

3h30 sáng 17/4, Bí thư Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện đã làm chủ tế Đàn Nam Giao, cầu cho quốc thái dân an.

 

Từ 3h, đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện Nguyễn Phước tộc và người dân đã có mặt tại Đàn Nam Giao (phường Trường An, TP Huế) để cử hành nghi lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an. Để lên đàn cúng, mọi người phải mặc áo dài, khăn đóng.

" id="vne_slide_image_0" alt="" /> 

Từ 3h, đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện Nguyễn Phước tộc và người dân đã có mặt tại Đàn Nam Giao (phường Trường An, TP Huế) để cử hành nghi lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an. Để lên đàn cúng, mọi người phải mặc áo dài, khăn đóng.

Nhiều vật phẩm được đặt lên bàn thờ chuẩn bị cho buổi tế, trong đó có ba vật tam sinh gồm dê, trâu, lợn. Đây là những con vật béo tốt nhất trong đàn nuôi, đưa về làm thịt tại khu vực bên dưới đàn tế. Sau khi lông, huyết được chôn để tế thần đất, vật tam sinh được rửa sạch đưa lên giàn, dùng cây quế làm củi thui lên để có mùi thơm.

" id="vne_slide_image_1" alt="" /> 

Nhiều vật phẩm được đặt lên bàn thờ chuẩn bị cho buổi tế, trong đó có ba vật tam sinh gồm dê, trâu, lợn. Đây là những con vật béo tốt nhất trong đàn nuôi, đưa về làm thịt tại khu vực bên dưới đàn tế. Sau khi lông, huyết được chôn để tế thần đất, vật tam sinh được rửa sạch đưa lên giàn, dùng cây quế làm củi thui lên để có mùi thơm.

Bài vị thờ Ngọc hoàng, Nương nương thánh mẫu đặt ở chính đàn tế; bài vị các vị vua được đặt ở bàn thờ theo bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Đàn Nam Giao được xây dựng năm vua Gia Long thứ 5 (1806), trong khuôn viên đất dài 390 mét, rộng 265 mét, bao bọc bằng tường thành đá.

" id="vne_slide_image_2" alt="" /> 

Bài vị thờ Ngọc hoàng, Nương nương thánh mẫu đặt ở chính đàn tế; bài vị các vị vua được đặt ở bàn thờ theo bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Đàn Nam Giao được xây dựng năm vua Gia Long thứ 5 (1806), trong khuôn viên đất dài 390 mét, rộng 265 mét, bao bọc bằng tường thành đá.

Thời xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử (con trời) nên tổ chức lễ tế trời đất. Và lễ tế Nam Giao, Xã Tắc ở Huế được phục dựng, vừa quảng bá văn hóa, vừa là dịp để những vị chủ tế đóng vai vua thay người dân bái lễ. Năm nay, chủ tế là ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trước đây, những lễ tế Nam Giao, Xã Tắc trong khuôn khổ Festival Huế thường mời diễn viên đóng vai vua. Nhưng do có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng tế trời đất vì mục đích an dân nên không thể dùng vua giả, đích thân lãnh đạo phải cúng. Năm nay, từ lễ tế Xã Tắc đến Nam Giao, lãnh đạo Thừa Thiên - Huế đều đứng ra chủ lễ.

" id="vne_slide_image_3" alt="" /> 

Thời xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử (con trời) nên tổ chức lễ tế trời đất. Và lễ tế Nam Giao, Xã Tắc ở Huế được phục dựng, vừa quảng bá văn hóa, vừa là dịp để những vị chủ tế đóng vai vua thay người dân bái lễ. Năm nay, chủ tế là ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trước đây, những lễ tế Nam Giao, Xã Tắc trong khuôn khổ Festival Huế thường mời diễn viên đóng vai vua. Nhưng do có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng tế trời đất vì mục đích an dân nên không thể dùng vua giả, đích thân lãnh đạo phải cúng. Năm nay, từ lễ tế Xã Tắc đến Nam Giao, lãnh đạo Thừa Thiên - Huế đều đứng ra chủ lễ.

Hai vị xướng tế đứng đọc để lãnh đạo tỉnh vái lạy theo. Ngày xưa khi cử hành lễ, các quan cũng xướng lên cho vua lạy. Buổi lễ gồm lễ nghênh thần ở Phương đàn (đàn vuông); dâng hương, rượu, sớ, trà ở Viên đàn (đàn tròn); lễ Tống thần và Tư chúc bạch soạn tại án nghênh thần ở Phương đàn.

" id="vne_slide_image_4" alt="" /> 

Hai vị xướng tế đứng đọc để lãnh đạo tỉnh vái lạy theo. Ngày xưa khi cử hành lễ, các quan cũng xướng lên cho vua lạy. Buổi lễ gồm lễ nghênh thần ở Phương đàn (đàn vuông); dâng hương, rượu, sớ, trà ở Viên đàn (đàn tròn); lễ Tống thần và Tư chúc bạch soạn tại án nghênh thần ở Phương đàn.

Buổi lễ kéo dài khoảng một giờ trong khi trước đây, vua cúng từ lúc giao ngày đến tảng sáng mới xong. Khi cúng, âm thanh không chỉ đơn giản là nhã nhạc cung đình và đàn, trống như bây giờ, mà phải có biên chung, biên khánh, chuông lớn... khi đánh lên kết hợp với kèn, trống và không gian rừng thông xung quanh đàn tế sẽ tạo ra âm thanh rất đặc trưng, vọng âm.

" id="vne_slide_image_5" alt="" /> 

Buổi lễ kéo dài khoảng một giờ trong khi trước đây, vua cúng từ lúc giao ngày đến tảng sáng mới xong. Khi cúng, âm thanh không chỉ đơn giản là nhã nhạc cung đình và đàn, trống như bây giờ, mà phải có biên chung, biên khánh, chuông lớn... khi đánh lên kết hợp với kèn, trống và không gian rừng thông xung quanh đàn tế sẽ tạo ra âm thanh rất đặc trưng, vọng âm.

Theo ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng hướng dẫn thuyết minh của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, những năm trước lễ tế Nam Giao trong Festival thường được tổ chức linh đình với đoàn rước từ Đại nội lên đàn, có voi, ngựa dẫn đường.

" id="vne_slide_image_6" alt="" /> 

Theo ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng hướng dẫn thuyết minh của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, những năm trước lễ tế Nam Giao trong Festival thường được tổ chức linh đình với đoàn rước từ Đại nội lên đàn, có voi, ngựa dẫn đường.

 

Tuy nhiên năm nay, ban tổ chức không quá chú trọng đến phần hội, mà tập trung vào phần lễ, vừa tiết kiệm ngân sách, vừa giúp buổi lễ trang nghiêm hơn.

Cũng theo ông Thanh, người Huế rất có niềm tin ở đàn tế này. Buổi sáng sớm nhiều người tranh thủ đến thắp hương. Khi trời nổi bão lớn, nhiều người đến khấn lạy cầu cho tai qua nạn khỏi.

" id="vne_slide_image_8" alt="" /> 

Cũng theo ông Thanh, người Huế rất có niềm tin ở đàn tế này. Buổi sáng sớm nhiều người tranh thủ đến thắp hương. Khi trời nổi bão lớn, nhiều người đến khấn lạy cầu cho tai qua nạn khỏi.

Đoàn chủ tế xuống lại Phương đàn để tiến hành phần lễ Tống thần và Tư chúc bạch soạn trước khi kết thúc buổi lễ, hàng trăm người dân địa phương đã tề tựu để chung lời khấn nguyện, chờ đợi thắp nén hương tại đàn và nhận lộc.

" id="vne_slide_image_9" alt="" /> 

Đoàn chủ tế xuống lại Phương đàn để tiến hành phần lễ Tống thần và Tư chúc bạch soạn trước khi kết thúc buổi lễ, hàng trăm người dân địa phương đã tề tựu để chung lời khấn nguyện, chờ đợi thắp nén hương tại đàn và nhận lộc.

 

Người dân địa phương vái lạy trước bàn thờ các vua, chúa. 

Lễ tế kết thúc, người dân giúp ban tổ chức đưa những vật phẩm lớn về phân phát cho những người có chức sắc và nhân viên phục vụ lễ. Theo ông Thanh, thời xưa mỗi khi triều đình làm lễ tế đều mang theo gạo, vật thực để phát cho dân nghèo.

" id="vne_slide_image_11" alt="" /> 

Lễ tế kết thúc, người dân giúp ban tổ chức đưa những vật phẩm lớn về phân phát cho những người có chức sắc và nhân viên phục vụ lễ. Theo ông Thanh, thời xưa mỗi khi triều đình làm lễ tế đều mang theo gạo, vật thực để phát cho dân nghèo.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo