Biến niềm đam mê thành lợi nhuận
Sinh ra ở Liberia và lớn lên ở tiểu bang Ohio (Mỹ), Gorgla học ngành kỹ sư và tốt nghiệp trường Columbia Business và trường London Business. Bà từng làm việc chuyên về phát triển chiến lược kinh doanh cho những "ông lớn" như Accenture, Ernst & Young và IBM. Tuy vậy, không một công việc nào đòi hỏi sự yêu thích thời trang của bà.
Bộ óc kinh doanh khôn ngoan và sự kiên trì đã biến niềm đam mê thời trang của Ella Gorgla thành một doanh nghiệp có lợi nhuận |
Bà bắt đầu thành lập một thị trường thử nghiệm tên là I-ELLA, nơi mà phụ nữ có thể mua, thuê, trao đổi và bán đồ hàng hiệu, giày dép, phụ kiện, túi xách... Từ đó, bà đã tạo nên một doanh nghiệp "thời trang bán lại" trị giá hàng triệu đô la. I-ELLA hiện có 65.000 thành viên mua bán, trao đổi, thuê mướn sản phẩm của các hãng thời trang nổi tiếng như Marc Jacobs, Louis Vuitton, Chanel và Valentino. Sản phẩm có thể được thuê theo tuần hay tháng hoặc mua với giá rẻ hơn. Trung bình giá của một sản phẩm là 140 đô la.
Để thu hút nhiều thành viên, Gorgla cộng tác với những nhà sản xuất âm nhạc, diễn viên, người mẫu, stylist, ca sĩ nổi tiếng như John Legend, Estelle, La La Vasquez Anthony, Veronica Webb, Whitney Port và Mary Alice Stephenson. Từ 10% tới 75% giá bán của mỗi sản phẩm được trích ra và gửi đến các quỹ từ thiện. Nói tóm lại, I-ELLA là một doanh nghiệp khá thành công trong kinh doanh lẫn trong khía cạnh đạo đức.
Sau đây là 5 bí quyết dẫn tới thành công của Gorgla:
I-ELLA hiện có 65.000 thành viên mua bán, trao đổi, thuê mướn sản phẩm của các hãng thời trang nổi tiếng |
Gorgla đã có đam mê với thời trang và những kỹ năng kinh doanh, nhưng điều quan trọng làm nên thành công lại là sự kiên trì. Có thể lúc đầu nhiều người sẽ từ chối đầu tư vào doanh nghiệp của bạn nhưng không có nghĩa là bạn phải ngừng thuyết phục họ.
“Tăng vốn đầu tư không phải dễ. Nó là một quá trình rất đáng sợ”, Gorgla nói. Bà đã phải sử dụng 80% thời gian chỉ để tìm kiếm vốn đầu tư. Bởi vì chưa có kinh nghiệm trong việc này, Gorgla đã không biết được các mánh khóe. Sự kiên trì đã đưa bà đến gặp khoảng 75 nhà đầu tư tiềm năng trong vòng 2 năm, và đã tăng số vốn lên được 1 triệu đô.
2. Xây dựng mạng lưới quan hệ lớn và đa dạng
Gorgla đã rút ra được bài học là cần phải dựa vào các mối quen biết để những người này có thể giới thiệu bà với những nhà đầu tư tiềm năng. Các mối quen biết không đơn thuần chỉ để giải quyết vấn đề tiền bạc mà còn là một nguồn tài nguyên quý báu để bà có thể nhờ tư vấn, giới thiệu những người muốn tham gia vào I-ELLA và liên hệ với những người nổi tiếng.
3. Xác định mảng kinh doanh chính
Khi mới thành lập, I-ELLA chỉ bán đồ second-hand. Sau này, công ty chuyên hơn về mảng tạo style. Những stylist, những người am hiểu về thời trang tự mình chọn ra những phụ kiện thời trang, giày, túi xách, đồ mới tung ra trên thị trường theo gu của thành viên trong I-ELLA.
4. Không ngủ quên trên chiến thắng
Được giới thiệu trên tivi, trên những tạp chí hàng đầu hay có sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng sẽ không làm một doanh nghiệp phát triển "bền vững" được, những cái đó chỉ giúp cho doanh nghiệp nhất thời thôi. Gorgla biết rằng không nên quá dựa vào những điều đó. Điều quan trọng hơn làm nên sự phát triển bền vững là thái độ làm việc chăm chỉ và luôn tìm cách phát triển.
5. Thuê đúng người
Một trong những sai lầm của Gorgla là không thuê một người chuyên về kỹ thuật ngay từ đầu. Thương mại điện tử đòi hòi vốn hiểu biết về kỹ thuật máy tính.
Bù lại cho sai lầm đó là khi bà thuê Alice Wang và Pegah Ebrahimi. Những người này giúp bà thuê một giám đốc kỹ thuật (CTO). Giám đốc này giúp chỉnh sửa trang web và làm mới nó để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng…
Những nỗ lực của Gorgla đã được “đền đáp” xứng đáng: I-ELLA.com được xướng tên trong "Một trong 10 doanh nghiệp mới đáng chú ý ở New York" bởi Time Inc. vào năm 2011 và được chọn là "Những trang web tuyệt vời nhất năm 2011" bởi tạp chí InStyle, còn Gorgla được tạp chí Inc. Magazine nêu tên trong "11 lãnh đạo đáng được chú ý trong năm 2011".
End of content
Không có tin nào tiếp theo