Bất động sản

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Bất động sản sẽ còn rất khó khăn”

Sẽ còn rất khó khăn nhưng đang hồi phục từng bước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra nhận định khi nói về triển vọng thị trường bất động sản thời gian tới, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", tối 17/11.

ộ trưởng Trịnh Đình Dũng:

Theo Bộ trưởng Dũng, thị trường bất động sản sau một thời gian đóng băng thì năm 2013, đặc biệt những tháng gần đây, đã có những chuyển động rất tích cực, giao dịch tăng lên, đặc biệt phân khúc nhà ở có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, giá thấp, nguồn cung thiếu so với cầu. Điều đó, theo ông, chính sách của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã "trúng" và từng bước đi vào cuộc sống. 

 
Bên cạnh đó, giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh, do giá thời kỳ bất động sản nóng là giá ảo, cho nên thời kỳ này bắt buộc phải giảm giá đối với sản phẩm bất động sản để trả lại giá trị thực của bất động sản. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tăng giao dịch sản phẩm bất động sản, trong đó, tiết giảm chi phí không cần thiết, đặc biệt là vật liệu cao cấp được thay thế bằng vật liệu trong nước...
 
Nhìn nhận về triển vọng của thị trường trong thời gian tới, Bộ trưởng Dũng cho rằng, thị trường bất động sản sẽ còn rất khó khăn, tuy nhiên theo ông, trong thời gian tới chắc chắn bất động sản được giao dịch tốt hơn, do giá bất động sản ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân. 
 
Bình luận về những rào cản và bất cập trong việc triển khai gói 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, cho hay gói 30.000 tỷ đồng là chính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Muốn giải ngân nhanh gói này, phải có nguồn cung lớn hoặc nhiều nhà ở dưới 15 triệu đồng/m2, dưới 70 m2 trong khi nhu cầu của người dân rất lớn.
 
Theo ông Dũng, cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội nhưng hiện nay cung nhà ở xã hội không thể nhanh được vì chiến lược nhà ở của chúng ta mới thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn.
 
Thứ hai, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp không mặn mà, do lợi nhuận của nhà ở xã hội thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Thứ ba, thủ tục, yêu cầu để giải ngân gói 30.000 tỷ này là bắt buộc. 
 
Lý giải cho việc giải ngân có phần ì ạch, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, nếu chúng ta không làm chặt, sai đối tượng dễ dẫn đến lợi dụng, làm thất thoát cho Nhà nước.
 
"Dư luận không đồng tình nhưng không phải vì làm chặt mà chậm tiến độ", Bộ trưởng Dũng nói.
 
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng chia sẻ và ủng hộ với quan điểm "những ai có nhu cầu mua nhà thì phải được hỗ trợ trong gói 30.000 tỷ". Theo ông, đây là trách nhiệm không chỉ riêng Bộ Xây dựng, các địa phương mà cả các ngân hàng phải vào cuộc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
Theo VnEconomy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo