Góc nhìn

Bộ Trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Quỹ dư 16.000 tỉ đồng là do chưa bao quát hết số người bị tai nạn

“Cần quy định rõ, cụ thể hơn về mức đóng, mức hỗ trợ, mức hưởng ra sao, để người lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động nắm rõ và tự nguyện tham gia” - đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (ảnh) khi trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 26.11 bên lề Quốc hội về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động đang được Quốc hội cho ý kiến.

“Cần quy định rõ, cụ thể hơn về mức đóng, mức hỗ trợ, mức hưởng ra sao, để người lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động nắm rõ và tự nguyện tham gia” - đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (ảnh) khi trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 26.11 bên lề Quốc hội về dự án Luật An toàn vệ sinh lao động đang được Quốc hội cho ý kiến.

Thưa bộ trưởng, có nên bắt buộc người lao động không có hợp đồng lao động tham gia mua bảo hiểm tai nạn lao động?

- Từ trước tới nay chưa quy định bắt buộc, mà chỉ quy định những người có quan hệ lao động, khoảng 34% số lao động phải tham gia, nên số lượng người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động còn hạn chế. Nhưng giờ chúng ta mới mở ra, đương nhiên hướng mở ra là tốt, nhưng không quá kỳ vọng trong thời gian đầu mở ra sẽ thu hút được nhiều người tham gia, vì đây là quy định mới. Tuy nhiên, cũng cần quy định rõ, cụ thể hơn về mức đóng, mức hỗ trợ, mức hưởng ra sao, để người lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động nắm rõ.

Việc thành lập thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực ATVSLĐ, nhiều ý kiến cho rằng, nên để thanh tra cấp huyện thực thi, nhiều ý kiến lại cho rằng, nên để thanh tra ở cấp tỉnh. Quan điểm của bộ trưởng?

- Trong tờ trình của Chính phủ, dự án luật cũng quy định nên trao nhiệm vụ này cho thanh tra chuyên ngành cấp huyện, vì thực chất số doanh nghiệp ở quận, huyện nhiều, nếu không có chuyên ngành thì rất khó kiểm tra giám sát. Có quận, huyện có vài trăm hoặc tới vài ngàn doanh nghiệp, nếu thanh tra mà không có chuyên ngành thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Theo quy định của thanh tra, cơ quan nào đã có thanh tra nhà nước thì không có thanh tra chuyên ngành cấp huyện. Đấy là điều cũng phải cân nhắc.

Nếu có thanh tra chuyên ngành cấp huyện sẽ phình ra 1.000 biên chế?

- Tôi nghĩ rằng, lực lượng này cũng không tới 1.000 biên chế. Như trong nội dung tờ trình của Chính phủ thì cán bộ thanh tra này nằm trong phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện, mỗi huyện cũng chỉ có 1-2 thanh tra, mà vấn đề là yêu cầu thanh tra phải có 1 chuyên ngành, nên cái lo bây giờ là đối tượng thanh tra đó có đáp ứng được nhu cầu hay không cũng là vấn đề.

Hiện tại quỹ bảo hiểm tai nạn lao động đang còn dư 16.000 tỉ đồng từ quỹ này, trong khi mỗi năm có tới 700 người tử vong vì tai nạn lao động, phải chăng do chi chưa đúng đối tượng nên quỹ còn đọng quá nhiều, thưa bộ trưởng?

- Không phải vậy, chính xác hơn là chúng ta chưa bao quát hết được số lượng người tai nạn, có nhiều lý do, như ông chủ người bị tai nạn lao động nơi xảy ra tai nạn không thông báo cho cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, mức chi được quy định thấp và chưa phù hợp nên phải thay đổi mức chi. Theo tôi, mức chi cho người lao động khi gặp rủi ro cần tăng hơn, cũng là thể hiện sử dụng quỹ đúng mục đích và thiết thực với khoản đóng góp của người lao động.

- Xin cảm ơn bộ trưởng!

Theo Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo