Bộ Xây dựng yêu cầu các "đại gia" ngành xây dựng phải trình phương án xử lý nợ
Bộ Xây dựng yêu cầu các Tổng công ty triển khai thực hiện theo đúng quy định và gửi Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp về Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính chậm nhất đến ngày 25/4/2014.
Ngày 10/3, Bộ Xây đã có công văn 405/BXD-KHTC gửi các Tổng công ty TNHH MTV thuộc Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các Tổng công ty triển khai thực hiện theo đúng quy định và gửi Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp (sau khi đã ban hành) về Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính chậm nhất đến ngày 25/4/2014.
Để thực hiện nội dung nêu trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các Công ty mẹ - Tổng công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ căn cứ quy định tại:
Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ.
Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC và pháp luật liên quan để xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định số 206/2013/NĐ-CP có hiệu lực.
Được biết, Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nêu rõ: Theo Nghị định này, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được.
Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, để chủ sở hữu có văn bản nhắc trên 01 lần, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
Nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải đền bù thiệt hại bằng tài sản cá nhân, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Theo Tri Thức Trẻ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo