Doanh nghiệp

Booking: Ngành khởi nghiệp 'hot' đang nổi sóng tại Việt Nam

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, hiện Việt Nam đang có ba lĩnh vực khởi nghiệp hot nhất là: game, thương mại điện tử và di động. Tuy nhiên, trong tương lai gần sẽ xuất hiện lĩnh vực thứ tư là booking.
 
Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng
 
Vài năm trở lại đây, khi lĩnh vực bán lẻ đang ngày càng được mở rộng, nhiều nhà đầu tư hướng đến ngành công nghiệp thương mại điện tử. Các tập đoàn lớn như Vingroup thậm chí còn có ý định đầu tư khoảng 30 triệu USD để tập trung phát triển thêm mảng này với tham vọng trở thành Alibaba của Việt Nam.
 
Thêm vào đó, sự phát triển bùng nổ của thị trường điện thoại thông minh (smartphone) với cột mốc đạt 30 triệu người sử dụng vào năm 2013 cũng là mảnh đất đầy hứa hẹn.
 
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, hiện Việt Nam đang có ba lĩnh vực khởi nghiệp hot nhất là: game, thương mại điện tử và di động. Tuy nhiên, một lĩnh vực tiềm năng khác hiện đang nóng dần đó là booking. Nhiều chuyên gia nhận định, đây sẽ là lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng số 4 tại Việt Nam trong thời gian tới.
 
Booking được hiểu là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Các dịch vụ này bao gồm: Đặt vé xe, tour du lịch, phòng khách sạn…
 
Tại sao nên khởi nghiệp từ lĩnh vực booking?
 
Về cơ bản, booking là một dịch vụ mở rộng của thương mại điện tử. Nó giải quyết tất cả các vấn đề mà thương mại điện tử gặp phải như: Sự tin tưởng, hình thức thanh toán và hàng tồn kho.
 
Tuy nhiên, đây là hình thức bán dịch vụ chứ không phải những hàng hóa cụ thể. Nó hướng đến khách hàng là tầng lớp trung lưu và người dân có nguồn thu nhập ổn định.
 
Nếu như thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh B2C (kinh doanh tới khách hàng) hoặc C2C (khách hàng tới khách hàng) thì lĩnh vực đặt vé trực tuyến sử dụng nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, phù hợp cho từng ngành công nghiệp như du lịch hoặc vận tải…
 
Nhìn chung, đặt vé theo mô hình B2B2C, tức là dựa phần lớn vào việc bán dịch vụ cho khách hàng. Chính vì thế, muốn khởi nghiệp thành công cần phải phát triển một mối quan hệ bền chặt với nhà phân phối dịch vụ.
 
Chìa khóa ở đây chính là việc tạo ra kênh phân phối hiệu quả chứ không phải chỉ chú tâm vào phát triển phần cứng (trang thiết bị) và quên đi sức mạnh của internet.
 
Những người tiên phong
 
Hình thức kinh doanh này thực chất là việc bạn lưu giữ, quảng bá dịch vụ trực tuyến, nó có thể là vé xe, sự kiện, du lịch... và thu hút khách hàng mua chúng.
 
Trong hạng mục du lịch, có thể kể đến những người tiên phong như ivivu.com, mytour.com, trip.me, chudu24, yesgo.vn. Họ tập trung vào các mảng đặt phòng khách sạn, tour du lịch thậm chí là vé máy bay.
 
Trong hạng mục vận tải, có thể kể đến là vexere.com, baolau.com, grabtaxi, uber, easytaxi.
 
Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, hiện tại đang có một số đối thủ cạnh tranh chính là ticketbox.vn, vntic.vn, sukien.io, citynetevents.com và sukiennet.vn. Một số người cho rằng đây là sân chơi nhỏ nhưng lợi nhuận và khả năng phát triển rất lại rất tiềm năng. Điển hình là các trang kể đều đạt doanh thu từ 5 đến 6 con số hàng năm (tính theo USD).
 
Ngoài ra, lĩnh vực đồ ăn nhanh cũng đang rất tiềm năng. Hiện mới chỉ có Foody.vn tham gia vào thị trường này.
 
Những điều kể trên cho thấy, Việt Nam vốn là một đất nước có nhiều tiềm năng chưa được khai phá, đặc biệt đây là mảnh đất màu mỡ cho những công ty khởi nghiệp.
Theo Trí Thức Trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo