Doanh nhân

Cà phê Arabica của Đà Lạt được bày bán ở Starbucks Mỹ

Thương hiệu cà phê Arabica của Đà Lạt lần đầu tiên được Starbucks đưa vào hệ thống cửa hàng với giá trên 50 USD một kg. Đây là một tin mừng cho thương hiệu cà phê của Việt Nam vươn ra thế giới.

Thông tin được đăng tải trên trang tin chính thức của Starbucks, đơn vị này cho biết đã bán cà phê Arabica có xuất xứ từ Đà Lạt trong chuỗi cửa hàng của mình. Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Việt Nam được Starbucks chọn để cung cấp với giá mỗi kg đã rang kèm hương liệu được bán với mức giá gần 50 USD (trên một triệu đồng).

Cà phê Đà Lạt

Cà phê Đà Lạt được bày bán trog chuỗi cửa hàng của Starbucks

Đại diện của hãng tại Việt Nam đã xác nhận thông tin trên và cho biết, hiện sản phẩm này chỉ được bán duy nhất ở thị trường Mỹ và được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp. "Đây là một tin vui vì lần đầu tiên cà phê trồng tại Việt Nam xuất hiện trong các cửa hàng của chúng tôi tại Mỹ".

Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp của Starbucks chia sẻ: "Khi nhận được mẫu cà phê này, chúng tôi đã rất thích thú về chất lượng của nó. Cà phê Đà Lạt của Việt Nam có vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng." Bên cạnh đó Tổng giám đốc của hãng Starbucks tại Việt Nam, Patricia Marques cũng nhận xét, Việt Nam là quốc gia có lịch sử lâu đời về cà phê. Người dân ở đây thưởng thức theo kiểu nhâm nhi và trò chuyện.

Một cửa hàng Starbucks

Một cửa hàng trong chuỗi Starbucks khắp thế giới

Trước cà phê Đà Lạt, Starbucks chỉ chọn 6 địa phương làm nhà cung cấp cho chuỗi cửa hàng của mình, bao gồm: Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala. Thống kê của Statista, đến 2014 hãng này có hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó, có 11.457 cửa hàng tại Mỹ. Tiêu chí mà hãng Starbucks chọn cà phê theo các chuẩn: đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chính vì lẽ đó cà phê Arabica của Đà Lạt được bày bán ở chuỗi hệ thống cửa hàng Starbucks là niềm tự hào của thương hiệu cà phê Việt nói riêng và của nông sản Việt nói chung.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo