Doanh nhân

Cách biến mình trở thành "sếp" giỏi

Làm sếp giỏi không chỉ cần chuyên môn cao, học vấn mà người lãnh đạo ghi điểm trong mắt nhân viên cần biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân viên, mềm dẻo trong giao tiếp...

Trở thành “sếp” giỏi đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ, am hiểu tường tận công việc và sự chính trực. Ngoài ra, sếp giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực của nhân viên, luôn là một hình mẫu chuẩn mực, là nguồn động lực cho người khác, và tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Trang tin USNews.com đưa ra một số lới khuyên để các nhà quản lý phấn đấu trở thành “sếp” giỏi:

Cách để mình trở thành người lãnh đạo giỏi

Những cách biến mình trở thành một người lãnh đạo giỏi

Duy trì sự tin tưởng

Khi lãnh đạo một tập thể, để thuyết phục được mọi người, người quản lý cần phải tạo được niềm tin với nhân viên, và nuôi dưỡng niềm tin đó trong suốt quá trình làm việc.

Tạo mối quan hệ hài hòa 

Tạo mối quan hệ hài hòa

Tạo mối quan hệ hài hòa với mọi người trong môi trường làm việc

Mối quan hệ với với nhân viên sẽ xóa tan khoảng cách và giúp người lãnh đạo hiểu hơn tâm tư nguyện vọng của cấp dưới. Ngoài thời gian làm việc, thủ trưởng nên tận dụng thời gian để gần gũi, quan tâm tới mọi người, từ đó giúp họ gắn bó hơn và làm việc tâm huyết hơn cho công ty.

Luôn gương mẫu

Là lãnh đạo, bạn phải luôn gương mẫu trong cả hành động và lời nói. Nhân viên trong công ty thường “soi” vào lãnh đạo để noi theo. Khi bạn gương mẫu, việc tạo đồng thuận giữa mọi người sẽ không mấy khó khăn.

Mềm dẻo trong giao tiếp

Khi giao tiếp với nhân viên, lãnh đạo nên tìm cách tiếp cận đơn giản nhất, chân thành nhất, không nên dùng những lời quá hoa mĩ. Điều cốt lõi là sự chân thành và giản dị, bởi khi “sếp” cởi mở và tâm lý với nhân viên, họ cũng sẽ răm rắp phục tùng và hết lòng tôn trọng.

Biết lắng nghe

Biêt lắng nghe

Làm sếp giỏi cần phải biết lắng nghe 

Sự lắng nghe của “sếp” được coi là chính sách “mở cửa” trong công ty. Điều này giúp nhân viên thẳng thắn trao đổi và góp ý và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn hoặc giải quyết hiệu quả các vấn đề mà đôi khi lãnh đạo nghĩ “nát óc” vẫn chưa xong.

Ngoài ra, “sếp” phải là người tạo ra môi trường làm việc tốt, tạo điều kiện cho những nhân viên giỏi phát huy tối đa khả năng của họ. Nhân viên của bạn cần phải biết rằng học được kì vọng làm việc chăm chỉ mỗi khi bước vào văn phòng, nhưng họ cần cảm thấy thoải mái với điều này. Khuyến khích sự hợp tác đồng đội và tạo ra cơ hội để các nhân viên liên kết với nhau. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên bất kể cảm xúc cá nhân của bạn đối với họ. Ngăn cấm các tin đồn nơi công sở và việc chia bè kết phái, nhưng hãy khuyến khích tinh thần làm việc theo nhóm và phối hợp tốt với nhau.

Tổng hợp theo Doanhnhansaigon/VOV/USNews.com

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo