Kinh tế số

Long An: Phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh có 200 doanh nghiệp công nghệ số

DNVN - Đến năm 2025, toàn tỉnh Long An phát triển được 200 doanh nghiệp công nghệ số ở 4 loại hình gồm: doanh nghiệp phát triển công nghệ cốt lõi, doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ số, doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ số và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: 7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức / Thừa Thiên Huế: Thí điểm chi trả trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt

UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là phát triển doanh nghiệp công nghệ số để cải thiện về thứ hạng của tỉnh bằng công nghệ số, qua đó nâng cao vị thế của tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh phát triển đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP, tăng năng suất lao động và nền kinh tế số cho tỉnh.

Việc triển khai Kế hoạch phát triển công nghệ số còn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số trên cơ sở tận dụng hiệu quả các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời sản phẩm, giải pháp công nghệ số của tỉnh có mặt trên cả nước, khu vực và thị trường thế giới.

Đến năm 2025, toàn tỉnh Long An phát triển được 200 doanh nghiệp công nghệ số.

Đến năm 2025, toàn tỉnh Long An phát triển được 200 doanh nghiệp công nghệ số.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh phát triển được 200 doanh nghiệp công nghệ số ở 4 loại hình, gồm: Doanh nghiệp phát triển công nghệ cốt lõi, doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ số, doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ số và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

Số nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ số đạt trên 3.000 người; doanh thu doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh tăng trưởng bình quân từ 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng GRDP; tỷ lệ sản phẩm công nghệ số của tỉnh được phát triển dựa trên các công nghệ chủ chốt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chiếm 30% đến 40%.

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu trên địa bàn tỉnh có khoảng 350 doanh nghiệp công nghệ số góp phần xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh. Số nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ số đạt trên 5.000 người, doanh thu doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh tăng trưởng bình quân từ 2 lần 3 lần tốc độ tăng trưởng GRDP; tỷ lệ sản phẩm công nghệ số của tỉnh được phát triển dựa trên các công nghệ chủ chốt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chiếm từ 40% đến 50%.

Kế hoạch cũng nêu rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn như: hoàn thiện cơ chế chính sách, kiến tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp công nghệ số; phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy; phát triển nguồn nhân lực.

Phạm Văn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm