Góc nhìn

Chuyên gia Nga: Điều tế nhị khi điều tra vụ máy bay MH17

Thảm họa máy bay B-777 của Malaysia trên lãnh thổ Ukraine đã tạo thêm một cái cớ để các bên xung đột tại nước này cáo buộc lẫn nhau.

Trước khi có kết luận cuối cùng (nếu có) về nguyên nhân và thủ phạm của các cơ quan điều tra, xin giới thiệu với các bạn bài trả lời  phỏng vấn tờ “Lenta.ru”  của  Xergey Melnhichenko, Tổng giám đốc Cơ quan “An toàn bay”, thành viên Quỹ thế giới về an toàn bay - về khía cạnh kỹ thuật,  pháp lý ...  liên quan đến vụ tai nạn  này.

“Lenta.ru” : Tại sao “Boeing” lại bay vào  khu vực đang có  chiến sự? 
 
Tại sao nó lại không được bay tại khu vực này? Tổ lái đã không hề vi phạm gì. Cũng giống như tổ lái của các hãng hàng không khác bay theo tuyến này. Không phận trên lãnh thổ Ukraine đóng cửa đối với trần bay đến 9.753 m. Máy bay “Boeing” của Malaysia bay ở độ cao 10.058m. Có nghĩa là cao hơn 305 m so với trần bị cấm.   
 
Nên đặt vấn đề theo một cách khác. Tại sao phía Ukraine không đóng cửa hoàn toàn khu vực không phận -  nơi  đang có các máy bay quân sự hoạt động và trên khu vực có chiến sự và các bên tham gia xung đột đang sử dụng rất nhiều loại vũ khí khác nhau?
 
Có lẽ, họ (phía Ukraine) cho rằng các loại vũ khí mà Lực lượng ly khai hiện có  không gây nguy hiểm cho các máy bay dân sự. Điều đó cho thấy rằng các chuyên gia Ukraine đã không thể tính hết được các rủi ro. Mặc dù họ có trách nhiệm phải làm điều đó theo các quy định về an toàn bay của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
 
Nếu như trên các khu vực có các hoạt động tác chiến, có sử dụng không quân và các phương tiện phòng không, thì làm sao có thể đảm bảo chắc chắn là bay ở một độ cao nào đó là nguy hiểm, còn nếu cao hơn (độ cao đó) khoảng 300 m là không nguy hiểm? Ít nhất thì nhận thức như vậy là rất ngây thơ.    
 
Ảnh: M.Zmeev/Reuters
 
Việc điều hành các chuyến bay trên khu vực xảy ra chiến sự được thực hiện như thế nào?
 
Trong trường hợp này có cả luật thành văn và luật bất thành văn. Nhưng nội dung chính của chúng là một. Đừng bay vào khu vực đang có chiến sự. Trong lịch sử ngành hàng không đã có nhiều các trường hợp các máy bay dân dụng bay vào khu vực đang diễn ra các hoạt động tác chiến và đã kết thúc bằng thảm kịch.
 
Thậm chí cả trong trường hợp không một ai có ý định bắn hạ chúng – những thảm kịch do lỗi kỹ thuật và sơ suất của con người rất có thể xảy ra và không ai dám đảm bảo chắc chắn 100%.    
 
Có thể dễ dàng đóng cửa không phận không?
 
Không khó khăn lắm. Ngay sau khi Crimea quyết định sáp ngập vào Nga, Ukraine đã tuyên bố là các chuyến bay trên không phận bán đảo này là nguy hiểm, và tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không qua tuyến này đều bị cấm.
 
Có nghĩa là (theo quan điểm của Ukraine) thì  trên bầu trời Crimea,- nơi không có các hoạt động tác chiến là nguy hiểm, còn trên không phận Donbass (nơi có các hoạt động chiến sự) thì có thể bay!!   
 
X.Melnhichenko
 
Có những quy tắc và thông lệ nào trong trường hợp máy bay dân sự bay vào khu vực cấm bay? Thường thì người ta xử lý thế nào? 
 
Hãy bắt đầu từ việc là thông tin về việc đóng cửa không phận thường được công bố và thông báo đến tất cả các bên có liên quan. Người ta sẽ làm tất cả mọi  việc cần thiết để không xảy ra  sai sót. Có nhiều mức độ cấm bay khác nhau và các quy định cũng khác nhau. Có những khu vực cấm bay tạm thời như khi tiến hành tập trận chẳng hạn.
 
Dĩ nhiên, sẽ không ai bắn các máy bay dân sự do sơ suất hoặc nhầm lẫn mà bay vào khu vực đó. Chí ít là sẽ không có ai chủ ý  bắn các máy bay đó. Lại có những khu vực cấm bay vĩnh viễn, ví dụ như không phận trên các mục tiêu chiến lược –  như các nhà máy điện nguyên tử chẳng hạn.
 
Trong trường hợp này, phản ứng sẽ cứng rắn hơn nhiều. Lấy ví dụ, nếu như có chiếc máy bay nào  đang bay về phía  Nhà Trắng, người Mỹ sẽ không suy nghĩ lâu. Chắc chắn sẽ bắn hạ. Ở Nga và Ukraine đều có khu vực cấm bay kiểu này, nhưng “Boeing”  (của  Malaysia) bay theo tuyến tránh các khu vực có các mục tiêu như vậy.         
 
Ảnh: A.Kudenko/RIA Novosti
 
Có thể trong trường hợp này  là do lỗi của nhân viên điều hành bay hay là lỗi của phi công? Có thể họ không hiểu nhau và do đó máy bay đã bay vào  khu vực không được phép?
 
Tôi không nghĩ như vậy. Vấn đề là ờ chỗ là  1, 2 ngày trước khi xảy ra thảm họa thì các chuyến bay khác đều đi bay theo  tuyến này. Có lúc chúng  bay chệch về hướng bắc hoặc hướng nam một chút. Điều đó thường phụ thuộc vào điều kiện khí tượng, về hướng gió ..    
 
Trong những năm gần đây, đã có trường hợp nào các lực lượng quân sự  bắn hạ các máy bay dân sự bay vào khu vực không được phép không?
 
Không có. Trường hợp gần đây nhất là vào năm 1983.  Chiếc máy bay “Boeing -747” (chuyến bay KAL-007 New York – Seoul)  của Nam Triều Tiên đã bị các máy bay đánh chặn Su-15 bắn rơi  trên khu vực Xakhalin. Chiếc máy bay này bay lệch tuyến vào khu vực cấm bay có các mục tiêu bí mật.
 
Các quân nhân Xô Viết lúc đó cho rằng máy bay đang làm nhiệm vụ trinh sát, và sau mấy lần liên lạc với tổ lái không thành công, đã bắn hạ chiếc máy  bay này. Nhưng nói chung, ngay cả trong trường hợp với KAL-007, cho đến thời điểm này vẫn đang còn nhiều khoảng tối chưa được làm rõ.
 
Ông đáng giá như thế nào về giả thuyết cho rằng “Boeing” của Malaysia bị các phương tiện phòng không bắn rơi ?   
 
 Giả thuyết  này có vẻ rất gần với sự thật. Nhưng tôi xin nói ngay là không thể rút ra bất cứ  kết luận nào trước khi các nhân viên điều tra đã nghiên cứu kỹ hết các bằng chứng, vật chứng. Nhưng mặt khác, không có nhiều kịch bản trong trường hợp này.
 
Nếu hướng  tác động từ ngoài vào trong thì đó là tên lửa, còn hướng tác động từ trong ra ngoài, có nghĩa là trên máy bay đã xảy ra một vụ nổ. Nhưng hiện nay tôi chưa nghe được bất  kỳ một bằng chứng thuyết phục nào cho một trong các giả thuyết đó.
 
Có thể xuất hiện một tình huống nào đấy mà phi công không thể thông báo cho nhân viên điều hành bay về các vấn đề nảy sinh khi đang bay không?
 
 Tôi nghĩ là không. Thậm chí cả trong trường hợp máy bay bất ngờ không giữ được độ kín thì tổ lái vẫn có đủ thời gian để đeo mặt nạ chứa dưỡng khí và sẽ khẩn cấp hạ độ cao. Nếu như  tổ lái “Boeing” không thông báo về tình huống khẩn cấp, điều đó có nghĩa là họ đã không kịp làm. Máy bay đã bị phá hủy.  
 
Ai sẽ tiến hành điều tra?
 
Theo quy định của ICAO, thì đó sẽ là nước mà trên không phận nước đó xảy ra thảm họa. Nhưng trong trường hợp này, có nhiều điểm tế nhị. Vấn đề là ở chỗ Ukraine trên thực tế không kiểm soát vùng lãnh thổ đó (khu vực này do Lực lượng ly khai kiểm soát), nhưng lại chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn cho các chuyến bay (qua khu vực đó).
 
Điều đó đòi hỏi phải có một thỏa thuận liên chính phủ Ukraine và Malaysia về hành lang bay. Như vậy, xét về nguyên tắc thì phía Ukraine đã không thực hiện được các cam kết của mình, bất luận ai là người ấn nút phóng (tên lửa). Lẽ ra, chiếc máy bay này không nên bay theo tuyến đó.
 
Đây là một bằng chứng rõ ràng về việc Ukraine đã vi phạm các cam kết của chính mình. Ukraine buộc phải tìm một lối thoát ra khỏi tình huống khó khăn này và tôi không nghi ngờ gì về việc nước này sẽ làm tất cả để đổ trách nhiệm cho Nga và Lực lượng ly khai Ukraine.
 
Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo