Ánh sáng "xuyên không" truyền tới Trái Đất tiết lộ siêu quái vật bắt thiên hà
Khai quật mộ cổ Trung Quốc: Tử thi đột ngột 'biến dạng' khiến các nhà khảo cổ khiếp sợ - Chuyện gì vậy? / Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc: Quan tài tỏa mùi thơm
Vật thể lạ mang tên SDSS J1030 + 0524, là một quasar - một dạng "chuẩn tinh", tức thứ trông giống như sao nhưng không phải sao. Nó là một lỗ đen kinh dị "cải trang" thành.
Nếu như trong hiện tại, những lỗ đen siêu khối cực lớn như lỗ đen trung tâm thiên hà Milky Way chứa Trái Đất đã được gọi là lỗ đen "quái vật", thì vật thể mới phát hiện là những "quái vật của quái vật".
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen siêu quái vật rực sáng và "mạng nhện" xung quanh được tạo nên bởi 6 thiên hà - Ảnh: ESO
Các phép đo đạc cho thấy chúng thuộc về vũ trụ sơ khai, nơi ánh sáng mất khoảng hơn 12 tỉ năm mới truyền tới Trái Đất. Các lỗ đen sơ khai không chỉ cực lớn, cực mạnh mà lớn cực nhanh. Trong 900 triệu năm đầu tiêu của vũ trụ, chúng phải đạt được khối lượng tương đương 1 tỉ mặt trời. Bấy lâu giới khoa học vẫn đi vào ngõ cụt khi cố tìm xem thứ gì đã nuôi dưỡng những siêu quái vật đó.
Vật thể kinh dị vừa được phát hiện đã đem đến câu trả lời: Kính viễn vọng Very Large đã xác định được một mạng lưới chằng chịt gồm 6 thiên hà bị lỗ đen bắt cóc và "hút máu". Chúng tạo thành một tấm mạng nhện phức tạp có bề rộng bằng hơn 300 lần kích thước thiên hà chứa Trái Đất.
Tiến sĩ Marco Mignoli, nhà thiên văn học từ Viện Vật lý thiên văn Quốc gia (INAF), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết phát hiện này quý giá ở chỗ giúp giải quyết những bí ẩn về lỗ đen siêu quái vật trong vũ trụ sơ khai, một trong những thách thức thiên văn học.
Ánh sáng từ lỗ đen siêu quái vật mất hơn 12 tỉ năm để đi đến mắt con người cũng đồng nghĩa những gì chúng ta đang thấy là hình ảnh của hơn 12 tỉ năm trước, một cơ hội nhìn "xuyên không" đầy thú vị.
Nghiên cứu đã công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.
End of content
Không có tin nào tiếp theo