Bí mật về những gì xảy ra với bộ não của Lenin sau khi ông qua đời
CLIP: So sánh kích thước của vạn vật trong vũ trụ / CLIP: Trước khi chết, vi khuẩn làm gì để cứu đồng loại khỏi nguy hiểm?
Biên bản giải phẫu pháp y thi thể của Lenin vào ngày 21/1/1924 như sau: “Thùy trước của não trái, so với não phải, hơi bị lún... Não, không có màng, nặng 1.310 gam. Ở não trái, khu vực hồi trước trung tâm, thùy đỉnh và thùy chẩm, các khe hở cận trung tâm, và não hồi thái dương – các khu vực chìm mạnh dưới bề mặt não... Khi não được giải phẫu, các não thất bị giãn rộng, đặc biệt não thất bên trái, và chứa dịch lỏng...”.
Rõ ràng Vladimir Lenin có một số tổn thương não hoặc gặp vấn đề về thể chất, ít nhất là trong các năm trước khi Lenin qua đời. Chuyện đó cụ thể như thế nào và để lại hậu quả ra sao cho não của Lenin?
Vì sao người ta lại nghiên cứu não của Lenin?
Có thể hiện nay thế giới có nhiều ý kiến khác nhau về Vladimir Lenin nhưng khó ai có thể nghi ngờ năng lực tư duy trí tuệ xuất chúng của ông. Lenin tốt nghiệp trường chuyên Simbirsk với tấm huy chương vàng. Ông viết dễ dàng bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Đức, đồng thời nói được tiếng Hy Lạp và tiếng Italy.
Chính khách Xô viết Alexander Schlichter (1868-1940), từng làm việc với Lenin, nhớ rằng Lenin có thể viết một bài báo chiếm chọn một chuyên mục chỉ trong một tiếng đồng hồ. Bạn cùng lớp của ông, Alexander Naumov (1868-1950) gọi Lenin là “từ điển bách khoa sống” và viết rằng Lenin có “những năng lực xuất chúng như: trí nhớ siêu đẳng, tính tò mò khoa học vô bờ bến, và năng suất làm việc phi thường”.
Lenin đã đạt được nhiều thành công vĩ đại thông qua nhiều năm dài hoạt động bí mật, lao động vất vả, tuyên truyền... như lật đổ triều đại Romanov, tạo ra Liên Xô... Các bác sĩ muốn nghiên cứu não của Lenin để xác định lý do khả dĩ cho các năng lực thiên bẩm của ông.
Việc gì đã xảy ra với bộ não của Lenin?
Không xa ga xe lửa Kursky ở Moscow, có một tòa nhà của bệnh viện Truyền giáo Giáo hội Lutheran trước đây. Nằm trong tòa nhà này là Viện nghiên cứu Não của Viện hàn lâm khoa học y khoa Liên Xô (giờ là Viện nghiên cứu Não của Trung tâm Thần kinh học thuộc Viện hàm lâm Y khoa Nga). Đây chính là nơi não của Lenin đang được bảo quản tách biệt với thi hài của ông hiện vẫn nằm trong lăng trên Quảng trường Đỏ ở trung tâm Moscow.
Ngay sau khi Lenin chết, não của ông được đặt trong một dung dịch formaldehyde. Năm 1925, một phòng thí nghiệm đặc biệt đã được lập ra để nghiên cứu bộ não này.
Oskar Vogt (1870-1959) – một bác sĩ và nhà thần kinh học người Đức, đã được mời tới Moscow để xây dựng và duy trì phòng thí nghiệm này.
Não của Lenin đã được cắt thành những miếng nhỏ dưới sự giám sát của Vogt và người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc nghiên cứu. Theo báo cáo cuối cùng, bộ não của Lenin đã được cắt thành tổng cộng 30.953 lát cắt siêu nhỏ, mỗi miếng chỉ dày có 20 micromet (0,02mm).
Tuy nhiên vào năm 1928, sau khi lấy được một lát cắt não như vây, Vogt đã rời khỏi Moscow và không bao giờ quay trở lại. Ông ta sử dụng mẫu não này của Lenin trong các bài giảng của mình. Theo Vogt, não của Lenin đặc trưng bởi “những tế bào hình tháp rất lớn và nhiều ở lớp vỏ não thứ 3”. Tuy nhiên sau này, người ta phát hiện ra rằng kiến trúc tế bào của não không liên quan gì đến năng lực trí tuệ của chủ nhân não. Kể từ năm 1932, vấn đề về phẩm chất sinh lý của não bộ Lenin chưa được nêu ra thêm một lần nào nữa.
Năm 1969, Boris Petrovsky (1908-2004) - Bộ trưởng Y tế Liên Xô, viết cho Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô như sau: “Bộ Y tế Liên Xô tin rằng dù thực tế kết quả nghiên cứu kiến trúc tế bào não của Vladimir Lenin nhận được sự quan tâm lớn của giới khoa học thì cũng không nên xuất bản các kết quả đó”.
Lenin tử vong vì nguyên nhân gì?
Hai năm trước khi qua đời, Lenin đã bộc lộ các dấu hiệu đầu tiên của một bệnh nào đó liên quan đến hệ thần kinh – chóng mặt, ngất, mất ngủ, suy yếu cánh tay và chân, rồi bị cấm khẩu.
Các bác sĩ đã không đạt được sự nhất trí về các lý do dẫn đến tất cả tình trạng này. Một số nghi ông bị chứng xơ vữa động mạch dù Lenin lúc đó còn khả trẻ (khoảng 51 tuổi).
Nhưng dù thể xác Lenin bị bệnh như vậy, tất cả các bác sĩ đều ghi nhận ông vẫn giữ được năng lực trí tuệ xuất chúng. Thỉnh thoảng khi bệnh tình thuyên giảm, Lenin quay trở lại làm việc tại Ban chấp hành trung ương. Nhưng vào tháng 3/1923, ông bắt đầu bị cấm khẩu. Chỉ thời gian ngắn sau đó, chứng bệnh này tái phát và Lenin không bao giờ quay trở lại làm việc được nữa.
Có 11 bác sĩ tại cuộc khám nghiệm pháp y nhưng biên bản khám nghiệm được viết lại tới 3 lần.
Chẩn đoán cuối cùng là “xơ vữa động mạch với tổn thương rõ ràng ở các mạch máu não”. Ngoài ra không có nhiều thông tin được cung cấp thêm. Các bác sĩ giữ yên lặng về các chi tiết.
Nhật ký về tình trạng bệnh của Lenin do 3 bác sĩ tạo ra trong 2 năm cuối đời của Lenin, được giữ bí mật trong 75 năm sau khi Lenin qua đời. Vào năm 1999, khi thời hạn này kết thúc thì cháu gái của Lenin là Olga Ulyanova vẫn còn sống – bà đã yêu cầu giữ bí mật các tài liệu này thêm 24 năm, cho đến năm 2024, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày Lenin qua đời.
Nhà lão khoa Valeriy Novoselov dường như là nhân viên y tế duy nhất từng làm việc với các tài liệu mật này nhưng ông bị cấm chụp ảnh các nhật ký đó.
Mới đây, Harry Vinters, Lev Lurie, và Philip A. Mackowiak của Đại học California cho rằng Lenin qua đời vì bệnh vôi hóa mạch máu do sự biến dị của gen 5'-Nucleotidase Ecto (NT5E) – một chứng bệnh rất hiếm.
Tuy nhiên phải đến năm 2024 công chúng mới có thêm thông tin mới về nguyên nhân cái chết của lãnh tụ Lenin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò