Choáng: Tìm ra thứ sinh ra sự sống trong 3 thiên thạch
Tận mục vẻ đẹp của Nissan Kicks 2021 vừa trình làng / Ngắm siêu xe limousine 2021 Aznom Palladium, chỉ sản xuất với số lượng 10 chiếc trên toàn cầu
Theo tiến sĩ Yasuhiro Oba từ Đại học Hokkaido, trường nhóm nghiên cứu, 3 thiên thạch nói trên chính là những cái tên nổi tiếng: thiên thạch Murchison, thiên thạch Murray và thiên thạch Hồ Tagish. Chúng từng được chứng minh là những vật thể còn già hơn Trái Đất. Và bây giờ, các nhà khoa học đã tách được một dạng phân tử đặc biệt mà chúng cùng sở hữu: hexenmethylenetramine, công thức hóa học C6H12N4
Thiên thạch Hồ Tagish - Ảnh: NASA’s Johnson Space Center
"Đầu lịch sử của hệ Mặt Trời, nhiều tiểu hành tinh có thể bị đốt nóng do va chạm hoặc sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ. Một số tiểu hành tinh đủ ấm và có nước lỏng, khi đó hexamethylenetramine có thể bị phá vỡ để tạo thành các khối xây dựng sự sống, rồi tiếp tục phản ứng để tạo ra các phân tử sinh học quan trọng, bao gồm axit amin" - bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications lý giải.
Theo Sci-News, phát hiện trên là một bằng chứng sống động cho lý thuyết "sự sống Trái Đất có nguồn gốc ngoài hành tinh". Nhiều công trình trước đó đã vẽ nên đoạn lịch sử tiếp theo: những tiểu hành tinh mang vật liệu sự sống đó tiếp tục đi chu du khắp vũ trụ, một số đã lạc đến hệ Mặt Trời non trẻ hàng tỉ năm trước, để rồi các mảnh vỡ của chúng đến với Trái Đất sơ khai khi nó đang thành hình hoặc vừa thành hình nhưng hãy còn non trẻ và chưa có bất kỳ vật liệu gì cho sự sống.
Còn sự hình thành của hexamethylenetramine hay các "tiền chất tiền sinh học" tương tự vẫn còn là một giả thuyết cần được chứng minh. Người ta tin rằng chúng đã được sinh ra trong các đám mây phân tử hay các tinh vân tiền cực mà người Trái Đất vẫn say mê quan sát trên bầu trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian