Con mắt khổng lồ kỳ lạ trên bề mặt sao Mộc
Con người từng ngủ đông để tránh thời tiết khắc nghiệt? / Khám phá công nghệ chiếu sáng BladeScan của Lexus
Các nhà khoa học cho biết, cách đây không lâu, kính thiên văn không gian Hubble đã ghi lại được hình ảnh của một hiện tượng bí ẩn trên bề mặt hành tinh sao mộc, trong bức ảnh xuất hiện một khu vực có hình dạng giống như con mắt. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.
Sao Mộc có khối lượng bằng 1/1000 của Mặt trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác cộng lại. Đường kính của nó bằng khoảng 1/10 của Mặt trời, và gấp gần mười một lần đường kính của trái đất. Khoảng cách trung bình giữa sao Mộc và Mặt trời là 778 triệu km (bằng 5,2 lần khoảng cách từ trái đất đến Mặt trời) và nó hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt trời bằng 11,86 năm trái đất. Nó có chu kỳ tự quay ngắn nhất trong tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ. Thời gian Mộc tinh tự xoay quanh nó là 9 giờ 55 phút 30 giây.
Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong 4 đại hành tinh của Thái dương hệ
Sao Mộc có nhiều Mặt trăng quay quanh nó. Mặt trăng lớn nhất của sao Mộc là Ganymede. Các Mặt trăng khác bao gồm: Callisto Io, Europa... Nó cũng có bầu khí quyển lớn nhất trong hệ Mặt trời, mở rộng hơn 5 000 km theo độ cao, có hệ thống vành đai hành tinh mờ bao gồm ba vành chính: vành hạt trong cùng hay còn gọi là quầng, vành đai chính tương đối sáng, và vành đai mỏng ngoài cùng. Thành phần vật chất của những vành này chủ yếu là bụi.
Kính thiên văn không gian Hubble phát hiện "con mắt khổng lồ" trên sao Mộc khi nó theo dõi vết đỏ Lớn, một con mắt khổng lồ nằm ở 22° phía Nam xích đạo trên hành tinh lớn nhất của thái dương hệ. Vết đỏ Lớn đã tồn tại khoảng 300 tới 400 năm. "Con ngươi" của "mắt" là một chấm đen có đường kính khoảng 16.000 km, còn khu vực màu vàng xung quanh chấm đen là tâm của cơn bão. Trên thực tế, chấm đen chính là bóng của Ganymede, một trong những vệ tinh xoay quanh sao Mộc.
Hiện tượng bí ẩn xuất hiện trên sao Mộc đang gây sự chú ý với các nhà thiên văn họcVệt đỏ lớn là một cơn bão xoáy áp suất cao, kích thước của nó rất lớn có thể đặt vừa 3 trái đất vào bên trong. Con bão khủng khiếp này đã tồn tại ít nhất 400 năm. Vì cơn bão này nằm ở bán cầu Nam của sao Mộc, nên nó quay ngược lại chiều kim đồng hồ. Những đám mây kết hợp với cơn bão này hiện diện ở 8km phía lớp mây trên cùng của sao Mộc. Nó có chu kỳ quay gấp 2,5 lần so với các cơn bão trên trái đất, nhưng riêng điều này chưa thể đủ để giải thích cho sự tồn tại lâu dài và kích thước khủng khiếp của nó.
Vết đỏ lớn đặc trưng của sao Mộc, một cơn bão đặc biệt rộng lớn hơn trên trái đất, đang dần bị thu hẹp lại. Nó đã làm thay đổi hình dạng của vết đốm thành một vòng tròn, những hình ảnh mới nổi bật được ghi lại từ kình thiên văn Hubble cho thấy vết đốm đang có kích thước nhỏ hơn bao giờ hết.
Sự co lại của vệt đốm trên sao Mộc còn là một hiện tượng bí ẩn với các nhà khoa họcCác quan sát của kính thiên văn Hubble xác nhận rằng, độ lớn của vết đốm này hiện nay dưới 16.500km, đây là đường kính nhỏ nhất từng được ghi lại. Tỷ lệ hao hụt của vết đốm thật đáng chú ý. Chỗ hẹp nhất của vết nhỏ dần đi dưới 1000km mỗi năm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn chưa có lời giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển