Nhạc cổ điển tác động lên não bộ như thế nào? Vì sao có thể giúp con người thông minh hơn?
Ngắm smartphone chip S865, RAM 12 GB, sạc 65W, giá ‘mềm’ / Top 10 ôtô bán chạy nhất tại châu Âu: Volkswagen Golf mất ‘ngôi vương’
Tại sao chúng ta lại nghe nhạc?
Trước khi đi sâu vào các chi tiết cụ thể về nhạc cổ điển, mời các bạn hãy bắt đầu tìm hiểu một số vấn đề về âm nhạc. Theo đó, hàng trăm năm trước, con người đã biết tạo ra âm nhạc, chuyển động theo nhịp điệu và tạo ra nhịp điệu để bày tỏ nỗi niềm trong sâu thẳm tâm hồn và được xem như là một hình thức giao tiếp.
Vào năm 2013, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người nghe nhạc có thể xếp thành 3 loại gồm: “Phân tích tâm trạng, nhận thức về bản thân và lý do xã hội”. Đồng thời, họ cũng khẳng định rằng, âm nhạc làm cho chúng ta cảm thấy dồi dào cảm xúc từ vui, buồn, giận, hờn… cho tới đam mê và tăng cảm hứng.
Có nhiều giả thuyết cho rằng, âm nhạc cao trào, ồn ào có thể làm thay đổi nhịp tim chúng ta. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu nếu bất ngờ nghe hoặc chưa kịp chuẩn bị tinh thần để tiếp thu. Tuy nhiên, nếu đã chuẩn bị sẵn sàng thì nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, tràn đầy sinh lực và muốn nhảy theo nhịp điệu. Trong khi đó, âm nhạc dịu nhẹ giúp con người thư giãn hơn.
Vào năm 2015, một nhà nghiên cứu làm việc cho BBC cho biết: “Khi tăng dần lên, các âm staccato có thể khiến con người rơi vào tình trạng khó chịu. Trong khi các âm trầm, giảm dần và kéo dài dường như giúp não bộ được thoải mái hơn.”
Nghiên cứu này cho thấy, chúng ta có xu hướng phản ứng theo hướng tích cực để lắng nghe âm nhạc êm ái hơn thay vì nhạc có tiết tấu cao trào làm nhịp tim tăng. Điều này đồng nghĩa với việc não bộ của con người có xu hướng muốn được thư giãn nhiều hơn.
Tại sao nhạc cổ điển não bộ được thư giãn hơn?
Năm 1993, nhà vật lý – Giáo sư Tiến sĩ Gordon Shaw đã tiến hành một thí nghiệm có kiểm soát với âm nhạc cổ điển. Theo đó, ông cho một nhóm sinh viên tại Đại học California nghe nhạc Mozart và nhận thấy chỉ số IQ của họ tăng lên. Mặc dù vậy, nghiên cứu này không được nhiều nhà khoa học coi là bằng chứng quan trọng cho thấy việc chỉ số thông minh tăng lên nhờ nghe nhạc cổ điển.
Tuy vậy, nghiên cứu này vẫn cho thấy nhạc cổ điển có tác dụng tích cực với não bộ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng, nhạc cổ điển cũng giúp não bộ thư giãn và bình tĩnh hơn.
Sau đó, Tiến sĩ Kevin Labar đã khẳng định rằng, âm nhạc cổ điển giúp con người tập trung hơn và qua đó nâng cao hiệu suất lao động. Cụ thể, khi nghe loại nhạc này, dopamine trong cơ thể sẽ được giải phóng và ngăn chặn tiết các hormone liên quan đến căng thẳng.
Âm nhạc và dopamine
Vào năm 2011, thí nghiệm đầu tiên trong việc xem xét mối quan hệ giữa dopamine và nghe nhạc đã được thực hiện tại Đại học McGill. Kết quả cho thấy, 8 tình nguyện viên đều có mức tăng trưởng dopamine trong não lên khoảng 9% khi họ nghe nhạc.
Tác dụng của nhạc cổ điển đối với trẻ em
Ngoài ra, nhạc cổ điển cũng giúp não bộ của bé thư giãn, bình tĩnh và giúp trẻ vui vẻ, phát triển cơ thể tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo