Phát hiện nơi ẩn nấp chưa từng biết của loài người khác ở châu Á
Chi tiết Honda Civic Sedan 2021, giá gần 500 triệu đồng / Vẻ đẹp kỳ lạ của Thổ tinh
Địa điểm khai quật được hài cốt và DNA của người Denisovans là Động Baishiya Karst một địa điểm linh thiêng đối với cư dân bản địa.
Cuộc tìm kiếm được khởi động khi các nhà khoa học nghi ngờ một mảnh xương hàm được tìm thấy từ lâu trong động này là của người Denisovans, chứ không phải loài người hiện đại chúng ta. Để xác thực, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Dongju Zhang từ Đại học Lan Châu (Trung Quốc) đã quyết định đi tìm kiếm thứ rõ ràng hơn, đó là DNA.
DNA của một loài người cổ rất khó để tìm kiếm. Như các nghiên cứu trước đây cho thấy, vào thời điểm loài Homo sapiens chúng ta ra đời, thế giới có tận 7-9 loài người khác. Nhưng họ lần lượt tuyệt chủng, chỉ còn mỗi chúng ta sống sót. 2 loài "sống lâu" nhất trong số các loài người tuyệt chủng là Neanderthals và Denisovans, cũng đã biến mất khoảng 30.000-40.000 năm trước. Đó là quãng thời gian quá lâu để DNA có thể được lưu giữ trong hài cốt.
Nhưng với điều kiện khí hậu và niên đại mà cộng đồng Denisovans ước tính tồn tại ở Baishiya Karst, các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ may mắn. Để công cuộc khai quật không ảnh hưởng đến hoạt động tín ngưỡng ở hang động thiêng, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành công việc vào ban đêm hoặc mùa đông, khi nhiệt độ có lúc xuống thấp đến âm 18 độ C.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Science cho biết họ đã tìm thấy DNA trong trầm tích hang động. Ngoài ra, họ còn tìm thấy nhiều phần hài cốt hóa thạch của loài người này, 1.310 công cụ đá mà họ sử dụng cho cuộc sống, 579 mẩu xương từ các con thú họ săn bắn như tê giác hay linh cẩu, dấu vết các đống lửa cổ đại… Các thứ này có niên đại 100.000 năm, 60.000 năm hoặc 45.000 năm.
Theo tiến sĩ Qiaomei Fu từ Viện Cổ sinh vật học và sinh vật cổ đại có xương sống Bắc Kinh, thành công này đến từ việc họ không cố truy tìm DNA trong hài cốt mà nhắm vào dạng mtDNA trong trầm tích. Các vật liệu di truyền này đến từ phân và nước tiểu, thường lắng đọng vào trầm tích và được bảo quản lâu dài hơn.
Theo tiến sĩ Svante Pääbo thuộc Viện Nhân học tiến hóa Max Planck (Đức), thành viên nhóm nghiên cứu, trước đó DNA của loài người cổ này chỉ được tìm thấy ở hang Denisova ở Siberia (Nga). Đã hơn 1 thập kỷ giới khoa học khắp thế giới cố tìm kiếm vật liệu di truyền của loài này ở nơi khác, và đây là lần đầu tiên họ thành công.
Cho dù bằng chứng DNA trực tiếp từ người Denisovans là hiếm hoi, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy "bóng ma" của họ trong chính DNA của người hiện đại chúng ta. Một nghiên cứu năm 2019 dẫn đầu bởi Đại học New York (Mỹ) đã xác định được một đặc điểm chân răng đặc biệt mà 40% người châu Á đang mang chính là dấu vết của cuộc hôn phối dị chủng giữa tổ tiên Homo sapiens và người Denisovans. Điều này cho thấy cộng đồng loài người cổ này đã từng rất phổ biến ở châu Á.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn 2024: Bước tiến tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác chuyển đổi số với Việt Nam
Tạp chí khoa học cần được chú trọng
Phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID