Việt Nam có thể tham gia sâu vào công đoạn nào trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Đầu tư cho lĩnh vực bán dẫn, Việt Nam nên tập trung vào đâu? / Thị trường bán dẫn toàn cầu dự báo tăng trưởng mạnh năm nay
Phát biểu tại Hội thảo “Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”, ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt ví những con chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung như những "hạt gạo". Bởi nó "nuôi sống" toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khoá cho các công nghệ số trong tương lai.
Ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô thị trường toàn cầu đạt trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh. Trong hơn 30 năm qua, chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn đã được định hình và có hàng rào gia nhập cao, rất khó để các quốc gia đang phát triển có thể tham gia.
Tuy nhiên, với sự tái định vị chuỗi giá trị ngành bán dẫn sau dịch COVID-19 và sự cạnh tranh công nghệ giữa các nền kinh tế lớn, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn. Có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
“Thời gian qua, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển bán dẫn đã được quan tâm xây dựng. Cụ thể, Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm các dự án sản xuất bán dẫn”, ông Đạt nói.
Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghệ bán dẫn. Từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào và cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.
Đến nay, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều các tập đoàn lớn trong ngành vi mạch bán dẫn đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, với khoảng trên 40 công ty. Cùng với đó, nhiều công ty trong nước cũng đã gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNChip.
Trong lĩnh vực đóng gói vi mạch, sau Intel, Amkor và Hana Micron đã xây dựng dựng nhà máy tại Việt Nam. Cùng với đó là các doanh nghiệp quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đóng gói như Besi bắt đầu dịch chuyển vào Việt Nam.
Về sản xuất, Việt Nam đã có nhà máy đóng gói và kiểm thử của một số tập đoàn lớn như Intel hay Amkor, nhưng chưa có bất kỳ cơ sở chế tạo nào. Một số chuyên gia dự báo quy mô ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 ước đạt 20-30 tỷ USD nhưng chỉ mới có hai doanh nghiệp nội là FPT và Viettel tham gia thị trường này ở công đoạn đầu tiên.
Theo ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, hiện Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp làm về dịch vụ thiết kế vi mạch. Trong đó phần lớn là doanh nghiệp FDI đặt tại TP Hồ Chí Minh, với lực lượng lao động ước gần 5.000 kỹ sư.
“Việt Nam có tiềm năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành vi mạch bán dẫn trong các công đoạn thiết kế và đóng gói. Vấn đề mang tính chiến lược là làm thế nào Việt Nam có thể tận dụng được sự dịch chuyển đang diễn ra hết sức mạnh mẽ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn”, ông Thi nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo