Góc nhìn

Điểm mặt những doanh nghiệp vận tải không giảm cước: Tẩy chay để lấy lại công bằng

Bất chấp giá xăng dầu trong nước có đến gần 30 lần giảm liên tiếp, tính từ năm 2013 đến nay, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn cố tình không chịu giảm giá cước. Hành khách đi xe và người tiêu dùng cả nước đang phải chịu giá dịch vụ bất hợp lý. Trong khi chính sách quản lý và giám sát của cơ quan chức năng chưa sát thực tế, chế tài đối với các DN vận tải “tham lam”, cố tình không giảm giá cước chưa có tác dụng, để lấy lại công bằng, cần thiết phải tẩy chay các DN “xấu” như tuyên bố mới đây của Bộ tr

 Điểm mặt nhà xe “tồi”

 
Cận Tết Nguyên đán là thời điểm thuận lợi để các DN vận tải, đặc biệt là các DN vận tải hành khách ở các TP lớn như Hà Nội, TPHCM lấy cớ để tăng giá vé với lý do mất cân đối cung - cầu. Tuy vậy, với mức giảm giá xăng dầu liên tục trong năm qua, cái cớ đó không còn hợp lý nữa.
 
Theo ông Nguyễn Quốc Chiến - Trưởng ban Vật giá Sở Tài chính TPHCM - tổng cộng giá xăng giảm 7.900 đồng/lít, dầu giảm 7.100 đồng/lít (giảm khoảng 32%) kể từ cuối tháng 12.2013 đến nay. Tính toán của Sở Tài chính TPHCM cho thấy, trong vận tải hành khách tuyến cố định, yếu tố xăng dầu chiếm khoảng 35 - 40% cơ cấu giá thành. Như vậy, với giá dầu giảm 32%, giá cước vận tải giảm khoảng 11% mới phù hợp. Song đến nay, vẫn còn khá nhiều DN vận tải vẫn không chịu giảm giá cước. Thậm chí có DN còn tăng giá cước ngày thường, tiếp đó giá vé xe tết lại phụ thu thêm 20 - 60% so với giá vé ngày thường.
 
Dù giá xăng dầu giảm sâu nhưng giá vé xe tết năm nay vẫn cao ngất ngưởng (Ảnh chụp tại Cửa hàng xăng dầu số 5, Công ty TNHH MTV xăng dầu khu vực V- Petrolimex). Ảnh: NHIỆT BĂNG
 
Tại bến xe Miền Đông, trung tâm vận tải hành khách lớn nhất nước, có đủ hầu hết tuyến đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc. Nhưng tính đến ngày 3.2.2015, mới có khoảng 154/211 DN giảm giá cước ngày thường. Ông Thượng Thanh Hải - Phó GĐ bến xe Miền Đông (BXMĐ) - cho biết, hiện còn đến 57 DN vẫn chưa chịu giảm giá cước như Đạt Thành, Bình Tâm, Hoàng Hà, Long Phượng, Thiên Trang, Thanh Long, Tấn Hưng, Hải Thịnh, Tuy Phong, Vĩnh Cửu.
 
Không những không giảm cước, vừa qua tại bến xe Miền Đông còn có 5 DN vận tải tăng giá cước ngày thường, gồm 4 đơn vị vận tải chạy tuyến TPHCM - Phú Yên (đơn vị vận tải Cúc Tư, Bình Phương, Hạnh Thọ, Hồng Sơn) và đơn vị Hoàng Long chạy tuyến TPHCM - Hải Phòng. Các đơn vị chạy tuyến TPHCM - Phú Yên điều chỉnh tăng giá vé ngày thường từ 250.000 đồng lên 280.000 đồng/vé. Trong khi giá vé cùng tuyến của một số hãng khác dao động từ 235.000 - 260.000 đồng/vé.
 
Tương tự, tuyến TPHCM đi Hải Phòng của đơn vị vận tải Hoàng Long cũng điều chỉnh tăng so với giá thực tế niêm yết từ trước tháng 5.2014. Trước tháng 5.2014, giá vé trên tuyến là 980.000 đồng/lượt. Đến giữa tháng 5.2014, đơn vị này điều chỉnh tăng lên 1.020.000 đồng/lượt (hồ sơ được Sở Tài chính và Sở GTVT TP.Hải Phòng thông qua, nhưng Cty không niêm yết, thông báo đến bến xe Miền Đông mà vẫn bán với giá 980.000 đồng/lượt). Đến thời điểm gần tết, căn cứ trên mức giá 1.020.000 đồng/lượt, đơn vị này áp mức phụ thu 20 - 60% bán cho hành khách.
 
Bất cập và ngụy biện
 
Theo lý giải của các DN này với bến xe Miền Đông, do khi giá dầu tăng trước đây họ vẫn giữ giá cũ, hơn nữa vào thấp điểm họ áp dụng giá khuyến mãi giảm hơn giá ngày thường, vì vậy đến nay khi hết thời gian khuyến mãi, giá vé được điều chỉnh về mức cũ (!?).
 
Ông Thượng Thanh Hải cho rằng, do các đơn vị này kê giá vé với các cơ quan quản lý thuộc tỉnh Phú Yên, Hải Phòng và được thông qua nên theo quy định bến xe Miền Đông không thể can thiệp, mặc dù cũng có ý kiến với Sở GTVT TPHCM và Sở GTVT TPHCM cũng có văn bản gửi các cơ quan quản lý thuộc tỉnh Phú Yên, Hải Phòng.
 
 Ảnh: Hải Nguyễn
 
Theo ông Lê Hoàng Minh - Phó GĐ Sở GTVT TPHCM - bất cập hiện nay trong các quy định quản lý giá cước là đối với xe khách liên tỉnh tuyến cố định, DN tự kê khai giá cước và chỉ cần đăng ký giá cước tại các cơ quan quản lý địa phương một đầu bến là đủ, sau đó DN niêm yết, bán vé ở hai đầu bến trên tuyến. Vì vậy, Sở GTVT hay các bến xe tại TPHCM không thể cấm DN bán vé khi họ đã kê khai giá cước (dù mức giá không giảm) và được tỉnh, thành khác chấp thuận.
 
Một cán bộ khác thuộc Sở Tài chính cũng tiết lộ, với quy định hiện nay, khi đơn vị vận tải kê khai tăng giá cước cho các cơ quan quản lý (sở GTVT, sở tài chính, cục thuế tại địa phương), nếu các đơn vị quản lý không chấp thuận hồ sơ kê khai tăng giá của đơn vị vận tải thì buộc họ phải bán theo giá cước cũ, chứ không buộc họ giảm giá thấp hơn mức cước cũ được. Đây cũng là vấn đề tồn tại, nhất là khi giá nhiên liệu giảm, trong khi các đơn vị không những không giảm giá cước, mà còn đề nghị tăng giá cước. 
 
 
Theo Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo