Diễn đàn kinh doanh “Đầu tư nông nghiệp thời TPP”
"Nhưng ngược lại nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ “bại trận trên sân nhà” vì sức cạnh tranh yếu kém do chưa áp dụng công nghệ cao, quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp hoặc chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế".
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn (NN& PTNT) Vũ Văn Tám tại Diễn đàn kinh doanh “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” diễn ra tại TP.HCM ngày 21/11/2015.
Cơ hội cùng thách thức đối với nông nghiệp khi tham gia TPP là điều không tránh khỏi
Nghành nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới sau khi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất đàm phán và chuẩn bị được ký kết. Hàng loạt tập đoàn lớn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này những năm gần đây đang tạo xu hướng và lan tỏa đến nhiều doanh nghiệp khác.
Tham gia TPP trong thời gian tới, những tác động của TTP đến nghành nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Cơ hội và thách thức sẽ song hành cùng nhau, nhưng nghành nông nghiệp nước nhà sẽ đón cơ hội và hạn chế các thách thức ở mức thấp nhất là điều chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để tham gia hội nhập TPP. Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Hiện nay tổng vốn đầu tư của toàn xã hội vào nông nghiệp chỉ chiếm khoản 5-6%, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1% đã làm cho nông nghiệp từ vị trí trụ đỡ cho nền kinh tế, đang dần chuyển sang trạng thái cần được tiếp sức. Điều đó thể hiện rất rõ trong hầu hết các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội đã xem tỷ trọng nhóm nghành nông nghiệpđược thu hẹp là một thành tích. Trong những năm vừa qua, các địa phương đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp (KCN) mà chủ yếu là chế biến gia công trên đất nông nghiệp.
Mặc dù nông nghiệp Việt nam đóng góp khoản 20% tổng GDP, 30% giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 50% lao động Việt Nam, nhưng đến nay sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đặc trưng với quy mô nhỏ dưới hình thức hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
Quy mô của các đơn vị sản xuất của các đơn vị sản xuất này căn cứ theo số lượng lao động và vốn, thường sử dụng dưới 10 lao động va có số vốn dưới 5 tỷ đồng. Quy mô một số đơn vị thậm chí rất nhỏ, chỉ có một lao động hoặc sử dụng người tàn tật và vốn chỉ vài chục ngàn đồng (khoảng vài USD). Chính sự nhỏ lẻ đó đã ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của nghành nông nghiệp.
Nội dung đàm phán của TPP là về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sơ hữu trí tuệ và các vấn đề phi thương mại như: mua sắm chính phủ, môi trường, lao động , công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do đó, đối với sản phẩm chăn nuôi sẽ chịu tác động về thuế nhập khẩu sản phẩm vào các nước tham gia đàm phán ( giảm về 0%), hàng rào kỹ thuật về chất lượng, chỉ tiêu an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Thách thức đặt ra cho chăn nuôi trong nước là làm sao để giảm giá thành sản phẩm, đạt chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đồng thời xây dựng các vùng chăn nuôi phục vụ cho xuất khẩu sang các nước tham gia Hiệp định TPP.
Hội nhập TPP- Ý kiến thiết thực từ đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh
Trong tham luận, Ông Phan Minh Báu- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn Đồng Nai nêu rõ: Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có đủ điều kiện tự nhiên và xã hội phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trong đó nghành chăn nuôi phát triển khá mạnh với hai vật nuôi chủ lực là heo và gà.
Hiện nay đàn heo của tỉnh là 1,5 triệu con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 67,5% tổng đàn, với 2.188 trang trại và 20.800 hộ. Tổng đàn gà hiện nay khoảng 1 tỷ con , chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 87,04% tổng đàn với 455 trang trại và 32.400 hộ nuôi…
Tuy là một tỉnh có nghành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh so với các tỉnh, thành trên cả nước nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Đồng Nai còn thấp do giá thành cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, cơ sở áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt , số cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh còn quá ít, đa số chưa xây dựng được thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Ông Báu nêu rõ, để tham gia vào TPP sản phẩm chăn nuôi Đồng Nai nói riêng và cả nước cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: Đối với sản phẩm phục vụ trong nước: Cần phải giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện được truy xuất nguồn gốc.
Đối với sản phẩm xuất khẩu, cần giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật theo yêu cầu và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi hướng nâng cao gía trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực và chuẩn bị ứng phó khi Việt nam tham gia ký kết Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đồng Nai đã xây dựng các đề án, dự án, chương trình và được triển khai từ năm 2010 nằm phát huy tối đa thế mạnh trong ngành chăn nuôi của nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Theo ông Lê Văn Hoàng- Giám đốc Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn tỉnh Long An nêu rõ: Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Long An là phát triển nông- lâm- nghư kết hợp với những cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Lúa, thanh long, chanh, rau màu các loại, khoai mỡ, bò sữa, bò thịt, tôm nước lợ…Đến nay tỉnh đã bước đầu cơ bản hình thành các vùng sản xuất hàn hóa nông sản tập trung theo lợi thế từng vùng sinh thái.
Để tăng cường, tìm kiếm cơ hội mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực, tỉnh đã xây dựng các dự án mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tỉnh đã tiếp nhận và đang triển khai thực hiện các dự án: Dự án rừng và đồng bằng, dự án tránh thích ứng ngược với biến đổi khí hậu thông qua canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và phục hồi các sinh cảnh đất ngập nước ở Láng Sen- Việt Nam và dự án “Cấp nước và trữ nước an toàn hộ gia đình” đã góp phần tạo chuyển biến tích cực đời sống khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm hội nhập tốt nhất khi tham gia TPP.
Là một tỉnh được đánh giá có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, trong chia sẻ của ông Lê Văn Minh – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã chỉ rõ: Để giúp cho nghành nông nghiệp của Lâm Đồng đứng vững và phát triển, tranh thủ được cơ hội khi ra nhập TTP, tỉnh đã các nội dung cần phải tái cơ cấu lại tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp thời gian tới .
Tỉnh Lâm Đồng hiện nay đang quyết tâm thực hiện lành mạnh hóa môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất, từ đó tranh thủ được các nguồn lực tư nhân để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm nắm bắt được thời cơ, khai thác được hết tiềm năng thế mạnh để phát triển một cách bền vững trong thời kỳ hội nhập TPP.
End of content
Không có tin nào tiếp theo