Phân tích

Đo “sức khỏe” kinh tế Việt Nam bằng…bia

(DNVN) - Mới đây, hãng tin Bloomberg đã đăng tải bài viết đề cập đến các thước đo “sức khỏe” nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển tại châu Á nói chung, trong đó có 1 thước đo chính xác tốc độ tăng trưởng kinh tế là ...doanh số bán bia.

 

Việc đo “sức khỏe” của một nền kinh tế thực sự là một công việc khó khăn. Các bạn có thể nhìn vào xu hướng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), doanh số bán nhà ở, dự báo lợi nhuận của các công ty. Có thể nói, những thước đo này vẫn không phản ánh chính xác “sức khỏe” nền kinh tế. Tuy nhiên, một chỉ số có thể đo đếm chính xác hơn mức tăng tưởng GDP của mỗi quốc gia chính là doanh số bán bia.

Thực tế, trong những năm gần đây, doanh số bán bia tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Mỹ và Tây Âu, đều suy giảm mạnh mẽ. Tiêu thụ bia tại Nhật Bản cũng giảm trong hơn 1 thập kỷ. Trong khi đó, Australia chứng kiến mức tiêu thụ bia thấp nhất trong vòng hơn 60 năm do những người cao tuổi ưa chuộng rượu vang và whisky. Trái lại, lượng bia tiêu thụ lại tăng mạnh tại các nước châu Á do thua nhập tăng, dân số trẻ và hoạt động phân phối được cải thiện. 

Theo Bloomberg, các thương hiệu bia của Trung Quốc đứng ở vị trí thứ tư trong top 10 nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới tính theo thị phần. Brazil cũng đóng góp 2 nhãn hiệu bia lớn trong danh sách này. 

Ngay cả khi nền kinh tế chững lại nhưng BMI Research dự báo rằng, người dân Trung Quốc vẫn uống nhiều bia và giảm tiêu thụ những loại rượu đắt tiền.

 

Lượng tiêu thụ bia tại các quốc gia châu Á (Nguồn: BMI Research)
Lượng tiêu thụ bia tại các quốc gia châu Á (Nguồn: BMI Research)

“Ngành sản xuất đồ uống có cồn ít bị tổn thương bởi biến động kinh tế hơn so với các loại thực phẩm bởi đây là mặt hàng không thiết yếu. Dù vậy, đây vẫn là ngành dễ bị tác động hơn so với các lĩnh vực sản xuất hàng xa xỉ khác”, Raphaele Auberty, chuyên gia phân tích thực phẩm, đồ uống của BMI Research nhận định.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Việc tăng thuế, tăng cường các quy định và tốc độ phát triển chậm của nền kinh tế có thể đặt ra thách thức đến một số thị trường. Đơn cử, tại Philippines, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, đang áp dụng mức thuế đặc biệt đối với các loại chất lỏng có cồn và thuốc lá, cũng như mức thu nhập của người dân không đồng đều có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ. 

BMI Research cho rằng, hiện cũng có những nguy cơ đối với các quốc gia có phần lớn dân số theo đạo Hồi như Indonesia và Malaysia. Đầu năm nay, Indonesia, quốc gia có dân số theo đạo Hồi đông nhất thế giới, đã đề ra quy định cấm bán bia tại các cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng bán lẻ độc lập khác. 

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, Indonesia có thể tăng trưởng 5,2% trong năm nay, còn Malaysia ghi nhận mức tăng 4,8%. Các mức tăng trưởng này đều thấp hơn Việt Nam - quốc gia sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, thuộc một trong số các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. 

Theo BMI Research, tại Việt Nam – nơi những quán bia hơi hay bia tươi vỉa hè với mức giá 50 cent/cốc, lượng tiêu thụ bia tăng mạnh do thu nhập tăng lên, và kết cấu dân số trẻ. Điều này phần nào phản ánh “sức khỏe” nền kinh tế Việt Nam. 

 

NM (Theo Bloomberg)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo