Doanh nhân

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang mất đơn hàng vào tay Myanmar và Lào

Theo phản ánh của ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại hội nghị đối thoại với Thủ tướng Chính phủ chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế", quý I/2016 này, hàng loạt khách hàng dệt may Việt Nam đã chuyển đơn hàng đi Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ.

Trong khi đó, nếu muốn tận dụng ưu đãi thuế quan xuất hàng sang các thị trường lớn nói trên thì doanh nghiệp Việt Nam phải đợi đến năm 2018. Trong năm 2015 toàn ngành dệt may đã xuất khẩu được 27,4 tỉ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu dệt may mang về trên 8 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ.

Mặc dù xuất khẩu tăng, ông Giang cũng không khỏi lo lắng bởi ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp hết sức khó khăn.

Doanh nghiệp may mặc Việt Nam để mất đơn hàng vào tay Myanmar và Lào.

Công nhân ngành may. (Ảnh minh họa)

Ông Giang cũng phản ánh nhiều doanh nghiệp dệt may rất mệt mỏi với mật độ kiểm tra dày đặc của các cơ quan chức năng, một quý có khi đến 3 - 4 đoàn kiểm tra; hôm nay hải quan đến kiểm tra, mai đến ngành thuế, mốt đến lao động thương binh xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy … làm doanh nghiệp bị ức chế.

Bên cạnh đó, ông Giang kiến nghị quy định kiểm tra hàm lượng chất formadehyde trong vải nhập khẩu cần được nới lỏng, đừng siết quá chặt. Thông tư 37/2015 do Bộ Công Thương ban hành thắt chặt doanh nghiệp quá mức độ bởi một loại vải mẫu chuyển từ nước ngoài về chỉ có 3 - 5m thôi cũng phải kiểm formaldehyde gây tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Cafef/Trí Thức Trẻ

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo