Hiệp hội doanh nghiệp

"Người đỡ đầu" ngành năng lượng sạch Tây Nguyên

DNVN - Công ty TNHH MTV Sinh học Minh Hoàng Gia Lai hoạt động chủ yếu trong ngành nghề nghiên cứu khoa học về sinh học. Từ những năm đầu hoạt động, công ty đã nổi danh lại vùng đất phố núi khi trở thành “người đỡ đầu” cho phong trào phát triển cây thầu dầu trên vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

DAPHOVINA: Tự hào sản phẩm cơ khí Made in Vietnam / BAGISEED: Thổi hồn quê hương vào từng hạt giống

Cây thầu dầu có tên khoa học là Jatropha, có nơi gọi là cây bã đậu hoặc dầu lai, riêng trong các đồng bào dân tộc gọi là cây cọc rào, là loại cây mọc tự nhiên trên những vùng đất hoang hóa, đất khô cằn ở vùng Tây Nguyên. Ưu điểm của loại cây trồng này là chịu hạn tốt, kháng bệnh và không cần nguồn nước tưới; thân cây dẻo không sợ gãy đổ do tác động của thiên tai như ảnh hưởng các cơn bão, lốc xoáy.

Quy trình chăm sóc hàng năm như làm cỏ, bón phân để cho cây cọc rào phát triển cũng rất đơn giản phù hợp với trình độ canh tác của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Những người nông dân vùng cao mong muốn sớm được tiếp cận với giống cây trồng này nhưng không thể thành công nếu thiếu đi sự hỗ trợ tận tình của doanh nghiệp.

Trụ sở Công ty TNHH MTV Sinh học Minh Hoàng Gia Lai

Trụ sở Công ty TNHH MTV Sinh học Minh Hoàng Gia Lai

Từ đó Công ty Minh Hoàng Gia Lai đã trở thành cầu nối giúp liên kết hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con với suất đầu tư 29 triệu đồng/ha trong thời gian 4 năm đầu, và bao tiêu sản phẩm với giá theo thị trường 2.000 đồng/kg hạt khô.

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch xã Ia Phang, Gia Lai cho biết: Tuy cây thầu dầu mới phát triển trên địa bàn khoảng chừng hơn 1 năm nay, song bước đầu cũng đã khẳng định đây là loại cây "xóa đói - giảm nghèo" bền vững ở các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, trong xã còn khá nhiều quỹ đất nương rẫy cằn cỗi, bạc màu cũng như đất hoang hoá trong các buôn làng lâu nay không sử dụng đến, chính quyền và các đoàn thể trong xã đang tiếp tục vận động và tạo mọi điều kiện cho bà con đưa vào trồng cây thầu dầu…

Ban lãnh đạo công ty Minh Hoàng kiểm tra vườn cây thầu dầu ở xã Ia Phang (huyện Chư Pưh).

Ban lãnh đạo công ty Minh Hoàng kiểm tra vườn cây thầu dầu ở xã Ia Phang (huyện Chư Pưh).

 

Công ty Minh Hoàng cũng đã khởi công xây dựng nhà máy chiết ép, chế biến dầu sinh học Biodiesel bằng hạt thầu dầu có công suất 30.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Trà Đa, TP Pleiku. Đây là nhà máy đầu tiên ở vùng Tây Nguyên chiết ép, chế biến nhiên liệu sinh học bằng nguồn nguyên liệu tại chỗ theo đề án, chính sách khuyến khích của Chính phủ mọi thành phần kinh tế trên lĩnh vực này. Bà Trần Thị Tuyết Mai - Giám đốc Công ty TNHH MTV Sinh học Minh Hoàng Gia Lai cho biết, hiện nay, công ty đã hình thành vùng nguyên liệu tại 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông hơn 3.000 ha cây thầu dầu và dự kiến trong những năm tới sẽ mở rộng diện tích lên đến 10.000 ha đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động đủ công suất.

Thời điểm ấy, công ty đã đầu tư 150 tỷ đồng xây dựng nhà máy (giai đoạn 1) phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm năm nay, với công suất đạt 8.000 tấn dầu sinh học/năm. Theo kế hoạch dự án, sau 3 năm công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy để nâng công suất sản xuất lên 30.000 tấn/năm với tổng nguồn vốn 500 tỷ đồng.

Lễ khởi công nhà máy chiết ép, chế biến dầu sinh học Biodiesel bằng hạt thầu dầu của công ty Minh Hoàng.

Lễ khởi công nhà máy chiết ép, chế biến dầu sinh học Biodiesel bằng hạt thầu dầu của công ty Minh Hoàng.

 

Thời gian sau, doanh nghiệp tiếp tục phát huy mảng hoạt động nghiên cứu nguồn năng lượng xanh, thực hiện theo đề án của Chính phủ trong nghiên cứu xăng, dầu từ các loại dầu thực vật chiết ép ra. Những dự án này đều có tính chất phức tạp, cần nhiều thử nghiệm nên theo dự tính phải hơn 10 năm nghiên cứu mới có sản phẩm. Doanh nghiệp đã xây dựng 5 khu liên hợp để nghiên cứu và sản xuất tại khu vực Khu công nghiệp Trà Đa, thành phố Pleiku, Gia Lai.

Bà Mai chia sẻ về hoạt động xanh của Minh Hoàng Gia Lai như sau: "Chúng tôi sử dụng hệ thống dây chuyền ép các loại hạt có tinh dầu một phần để qua hệ thống điều chế thành xăng, dầu sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phần bã để hoạt động làm phân bón, thuốc trừ sâu sinh học. Hệ thống dây chuyền của chúng tôi đầu tư quy trình không rác thải ra môi trường.” Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật từ hạt thầu dầu chiết ép, sản xuất ra dầu diezen sinh học và đã được kiểm định tại Cục đo lường quốc gia. Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến trong nền nhiên liệu sinh học Việt Nam.

Sau thời gian đầu tư nghiên cứu, các sản phẩm của Minh Hoàng Gia Lai đều đạt tiêu chuẩn QCVN 01-2009/BKHCN ngày 30/9/2009 đã bảo vệ thành công dự án và được UBND tỉnh Gia lai trao giấy chứng nhận đầu tư. Quy trình sản xuất khép kín đạt chuẩn cũng cho ra các sản phẩm phụ khác là phân bón sinh học và thuốc trừ sâu đã được Cục trồng trọt cấp phép số 38/2013/TT-BNNPTNT ngày 9/8/2013.

Hiện bà Trần Thị Tuyết Mai đang là hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VST) là tổ chức Hội đầu tiên của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khoa học và công nghệ trên cả nước. Tính đến nay, VSTđã là nơi quy tụ của hàng trăm doanh nghiệp KH & CN chất lượng, năng động, nhiều hoài bão, khát khao vươn ra khu vực và toàn cầu.

 

P.V
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo